Sởi và thủy đậu đều là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có những dấu hiệu mà các bậc phụ huynh khó lòng phân biệt, ví dụ như sốt cao khi bị thủy đậu dễ nhầm lẫn với sốt cao khi bị sởi. Điều này khiến việc điều trị cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Hãy chuyên gia Hapacol cùng tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu bệnh sởi và thủy đậu cũng như học cách phân biệt chúng qua bài viết sau đây nhé!
Mặc dù thủy đậu có những dấu hiệu giống với dấu hiệu bệnh sởi nhưng thật ra, chúng có những điểm khác nhau khá rõ ràng.
Hai bệnh đều gây ra phát ban nói chung nhưng hình dạng các nốt phát ban khác nhau có thể giúp phân biệt được loại bệnh. Đây cũng là cách đơn giản nhất để phân biệt.
Hai bệnh này đều rất dễ lây truyền từ người sang người.
Thủy đậu lây qua đường hô hấp, bạn sẽ có nguy có mắc thủy đậu nếu tiếp xúc với nước bọt người bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan khi bạn tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus hoặc với chất lỏng từ các mụn nước vỡ ra. Thời gian lây truyền thủy đậu là từ 2 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho đến lúc nốt mụn nước bị vỡ.
Tương tự, bệnh sởi cũng có khả năng lây nhiễm trong không khí khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, cũng như tiếp xúc với bề mặt đã nhiễm virus. Thời gian lây lan từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi hết phát ban.
Vì cả thủy đậu lẫn bệnh sởi đều do cơ thể bị nhiễm virus nên việc điều trị cần tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng cho đến khi hết nhiễm trùng.
Nếu bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với nguồn bệnh sởi hoặc thủy đậu nhưng vẫn chưa được tiêm phòng trước đó, bạn có thể tiêm vắc-xin với một loại protein được gọi là globulin miễn dịch. Đây được xem như một biện pháp phòng ngừa sau phơi nhiễm.
Do chưa có cách điều trị chính xác dành cho bệnh này, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh sởi, bạn cần đến gặp bác sĩ để xem phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Việc điều trị sẽ bao gồm:
Thủy đậu hiện tại chưa có thuốc điều trị, chỉ có thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu xuất hiện biến chứng, cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng như liệu trình của bác sĩ.
Những vấn đề cần lưu ý khi muốn người bệnh thủy đậu hoặc sởi mau thuyên giảm và an toàn:
Chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh sởi, làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại cơ sở chung, đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi. Mũi đầu tiên tiêm từ 12-15 tháng tuổi, mũi thứ hai trong độ tuổi từ 4-6 tuổi.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sởi:
Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao, lâu dài, giúp cơ thể chống lại virus thủy đậu, tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên được tiêm 1 lần. Trẻ em từ 1-13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. Trẻ em trên 13 tuổi chưa bị thủy đậu bao giờ nên tiêm 2 lần, cách nhau từ 4-8 tuần. Khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh thủy đậu, cần tập trung tiêm chủng trong 3 ngày sau đó.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu:
[irp posts=”30225″ name=”Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sởi”]
Đặc điểm | Bệnh sởi | Bệnh thủy đậu | |
---|---|---|---|
Thời gian ủ bệnh | 10-14 ngày | 10-21 ngày | |
Giai đoạn lây truyền | 4 ngày trước khi phát ban xuất hiện cho đến 4 ngày sau đó | 2 ngày trước khi phát ban và kéo dài đến khi mụn nước vỡ ra | |
Phát ban | Nổi ban trên da, không ngứa | Nổi các vết đỏ, ngứa và trở thành mụn nước | |
Sốt | Có sốt khi bị sởi | Có sốt cao khi bị thủy đậu | |
Sổ mũi | Có | Không | |
Đau họng | Có | Không | |
Ho | Có | Không | |
Viêm kết mạc | Có | Không | |
Tổn thương trong miệng | Có. Có thể tìm thấy đốm Koplik trong miệng trước khi phát ban | Có. Mụn nước có khả năng hình thành trong miệng | |
Vắc-xin phòng bệnh | Có | Có |
Nguồn tham khảo:
Chickenpox vs. measles: What’s the difference? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322637.php