Thuốc tri cảm cúm được nhiều người sử dụng để giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh cảm cúm . Thế nhưng các loại thuốc này có thật sự hiệu quả? Chúng nên được sử dụng như thế nào? Mời bạn cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cảm cúm là một bệnh đường hô hấp cực kỳ dễ lây lan do virus cúm (influenza A hoặc B) gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và đầu mùa xuân. Virus cúm tấn công vào cơ thể bằng cách lây lan qua đường hô hấp trên hoặc dưới.
Bước đầu tiên trong điều trị cảm cúm chính là chăm sóc sức khỏe người bệnh thật tốt. Nếu bạn có những triệu chứng cảm cúm nặng như sốt đau nhức toàn thân, ớn lạnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, ăn các thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước hơn.
Bác sĩ sẽ kê cho bạn vài loại thuốc trị cảm để giảm bớt các triệu chứng và hỗ trợ cơ thể chống lại virus. Bạn nên dùng các loại thuốc này trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu cảm thấy dấu hiệu bệnh. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra ở những đối tượng sau đây thường phải sử dụng thuốc cảm cúm kê đơn:
Các thuốc hạ sốt, chống dị ứng, thông mũi và thuốc ho có thể giúp bạn kiểm soát những triệu chứng cảm cúm nhưng chúng sẽ không giúp bạn nhanh hết bệnh hơn.
Đầu tiên, bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận, có những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ví dụ, một số thuốc kháng histamin có thể làm bạn buồn ngủ nên mọi người thường dùng thuốc cảm cúm này vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Các thuốc điều trị nghẹt mũi có thể làm tăng huyết áp, vì vậy bạn không nên dùng những loại thuốc này nếu mắc bệnh tim hoặc có huyết áp cao. Ngoài ra, các thuốc trị nghẹt mũi còn khiến bạn khó ngủ, bồn chồn hay lo lắng khi dùng vào ban đêm.
Sốt thực chất là một phản ứng tự vệ của cơ thể để đánh bại virus cúm. Điều đó liệu có đồng nghĩa với việc bạn không nên dùng thuốc hạ sốt? Nếu bị sốt nhẹ, dưới 37,8ºC thì bạn có khi không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy tệ hơn, hãy uống thuốc để giúp hạ bớt thân nhiệt.
Sốt làm cho tim, phổi phải làm việc nhiều hơn, do đó người lớn tuổi hay người mắc bệnh về tim hoặc phổi nên sử dụng thuốc giúp hạ sốt. Trường hợp vẫn còn sốt cao hoặc bệnh không đỡ hơn sau 2–3 ngày, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Hoa cúc tím (echinacea) được nhiều người sử dụng để chữa cảm cúm mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa kết luận chúng có tác dụng trong điều trị cảm lạnh hay cảm cúm hay không. Tuy nhiên, không ai biết chắc rằng loại hoa cúc tím nào là tốt nhất, bộ phận sử dụng, thành phần hoạt chất và lượng cần dùng là bao nhiêu.
Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất cây cơm cháy (Eldberry) có hiệu quả khi dùng trong vòng 24–48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu có triệu chứng cảm cúm. Hiện vẫn chưa phát hiện thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược này trong 5 ngày hoặc ít hơn.
Một số thảo dược khác khá hữu ích cho bệnh cảm cúm bao gồm:
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh các phương pháp điều trị bằng thảo dược này thực sự có tác dụng chống lại bệnh cảm cúm. Trước khi muốn thử dùng bất kỳ thảo dược nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C và kẽm có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và rút ngắn thời gian bệnh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng cũng có hiệu quả tương tự trong điều trị cảm cúm.
Khi có biểu hiện đau nhức cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên cho trẻ uống thuốc cảm cúm không cần kê đơn (OTC) như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý, không dùng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi vì có thể liên quan đến hội chứng Reye gây tử vong. Để tránh đau dạ dày, hãy cho trẻ uống ibuprofen chung với thức ăn.
Khi trẻ bị cảm cúm gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức:
Nguồn tham khảo:
What Is the Flu? https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-flu#1
How to Treat the Flu. https://www.webmd.com/cold-and-flu/over-the-counter-flu-remedies#1