“Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nên ăn gì và cần kiêng gì?” là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý sẽ góp phần làm bệnh mau lành và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra, thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu bị tay chân miệng là các cơn sốt nhẹ, đau họng, nổi ban có bọng nước và xuất hiện những vết loét ở bàn tay, bàn chân, bên trong khoang miệng, mông, bộ phận sinh dục…
Khi bé bị tay chân miệng thường có thể hồi phục sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh trở nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt biến chứng như viêm màng não hoặc tê liệt não dẫn đến tử vong.
Có thể nói những phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh xảy ra, bố mẹ cần chú trọng đến chế độ ăn uống và hiểu rõ bệnh tay chân miệng kiêng gì để chăm sóc tốt cho bé.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn những loại thực phẩm như cháo hoặc súp để dễ hấp thu cũng như tiêu hóa tốt hơn, không bị đau rát trong miệng. Ngoài ra, để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên kết hợp với nhiều loại củ, quả khác nhau như cháo lươn đậu xanh, cháo sườn nấu đậu, cháo tôm cà rốt,…
Cơ thể trẻ trong thời gian nhiễm bệnh sẽ bị nóng trong người. Do đó, mẹ nên kết hợp bột sắn dây vào khẩu phần ăn thường ngày của trẻ để làm dịu mát cơ thể hoặc cho trẻ ăn nhiều đu đủ vì vị ngọt, mềm cũng như giàu vitamin sẽ giúp giảm bớt các vết loét trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ.
Những món ăn được chế biến từ trứng thường mềm, trẻ sẽ dễ nhai dễ nuốt hơn. Đồng thời, trẻ còn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng khác từ loại thực phẩm này như sắt, vitamin và khoáng chất.
Đảm bảo rằng trẻ phải được uống nhiều nước để giữ đủ nước cần thiết trong cơ thể, đặc biệt là thức uống từ cam, chanh, sữa chua,… để cung cấp hàm lượng vitamin C. Ngoài ra, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mất nước như khô môi, mắt trũng hoặc lượng nước tiểu giảm đột ngột cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Những loại thực phẩm này giúp xoa dịu cơn đau của các vết loét xung quanh miệng. Bên cạnh đó, thức uống lạnh vào cơ thể trẻ sẽ cảm thấy giải nhiệt, mát mẻ trong người hơn.
Xem thêm: Bị tay chân miệng mấy ngày hết
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng mà bé nên ăn, phụ huynh cũng cần chú ý đến vấn đề khi bé bị chân tay miệng kiêng gì để chăm sóc bé đúng cách:
Arginine là một loại axit amin có thể làm virus sản sinh nhiều hơn, nên bé ăn những loại thực phẩm chứa chất này có thể tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều arginine như socola, đậu phộng, nho khô, các loại hạt.
Trẻ bị tay chân miệng thường sẽ xuất hiện các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Nếu ăn những loại thức ăn cứng, cay nóng hoặc quá mặn sẽ khiến các vết loét bị kích ứng nặng làm bé cảm thấy khó chịu, đau rát, thậm chí khó lành hơn.
Trẻ nên tránh ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu chất béo khác như phô mai, bơ vì sẽ làm cho da tiết dầu nhiều, khiến tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm: Bị tay chân miệng uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn
Mặt khác, khi bị bệnh chân tay miệng trẻ cũng cần kiêng một số điều sau:
Trẻ khi nhiễm virus bệnh thường có thể bị sốt hoặc nổi mụn nước trên da và trong miệng. Do đó, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tay chân miệng, hãy cho trẻ nghỉ học và ở nhà từ 7-10 ngày để theo dõi các biểu hiện.
Hầu hết cha mẹ đều nghĩ rằng trẻ bị tay chân miệng cần được kiêng tắm, hạn chế tiếp xúc nước để không làm ảnh hưởng đến các nốt ban. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm bởi sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Các nốt phát ban xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân nên được giữ sạch sẽ và không được che đậy. Cần rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước ấm, lau khô. Nếu vết ban nổi phồng rộp lên, hãy chấm một chút thuốc mỡ kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và băng lại bằng một miếng băng nhỏ. Đồng thời, không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi sẽ làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, biếng ăn.
Những vật dụng này có thể làm tổn thương các vết loét trong miệng của bé, làm bé cảm thấy khó chịu hơn.
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất
Những thông tin được chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bố mẹ giải đáp câu hỏi bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để có chế độ chăm sóc bé lành mạnh hợp lý hơn. Trên thực tế, bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa, do đó bố mẹ cũng cần thực hiện tốt việc vệ sinh trong ăn uống, đảm bảo dụng cụ luôn sạch sẽ trước khi sử dụng cho bé.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?