Trẻ mọc răng là dấu mốc quan trọng cho thấy trẻ đã sẵn sàng chuyển sang chế độ ăn dặm thay vì bú mẹ hoàn toàn. Để quá trình này được hoàn thiện, bố mẹ cần trang bị kiến thức về mọc răng ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu cũng như cách chăm sóc khi bé mọc răng.
Bé mấy tháng mọc răng? Trẻ sẽ có dấu hiệu mọc răng từ tháng thứ 6 trở đi và hoàn thiện cho tới khi 2 tuổi. Tròn 1 tuổi, bé nhà bạn sẽ có khoảng 6 chiếc răng và đến khi đủ 2 tuổi thì bé đã có 20 chiếc răng sữa cho cả 2 hàm trên và dưới.
Trên thực tế vẫn có một số trường hợp trẻ mọc răng sớm hơn thời điểm trên (sớm nhất là khi được 2 hoặc 3 tháng tuổi) hoặc muộn hơn. Thời điểm mọc răng tùy thuộc vào di truyền hoặc thể chất của từng bé.
Hãy để ý những biểu hiện sau đây cho thấy bé nhà bạn đang trong giai đoạn mọc răng:
Các triệu chứng trên thường xuất hiện trước khi trẻ mọc răng từ 3 đến 5 ngày và sẽ tự khỏi sau 3 đến 7 ngày. Lúc này bạn nên chú ý quan sát dấu hiệu trẻ mọc răng và có cách chăm sóc phù hợp.
Hay gặm cắn đồ vật là dấu hiệu trẻ đang mọc răng
Hãy giúp con bớt khó chịu trong giai đoạn mọc răng và tập cho bé dần dần thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Vậy chăm sóc trẻ mọc răng ra sao?
Với tình trạng chảy dãi thường xuyên, bạn chú ý lau sạch nước dãi của bé để tránh dây bẩn quần áo và nhằm ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, cổ và ngực.
Sau khi cho bé bú, đừng quên làm sạch nướu bằng cách dùng gạc hay khăn mềm thấm nước sạch quấn quanh ngón trỏ, sau đó bạn nhẹ nhàng xoa nướu của trẻ. Điều này sẽ giúp nướu của trẻ bớt khó chịu.
Để tránh cho trẻ tự ý ngậm đồ chơi có thể gây nguy hiểm, mất vệ sinh bạn có thể thay thế bằng cách mua các loại vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc bằng nhựa (loại có thể ướp lạnh) để trẻ có thể cắn, gặm thoải mái.
Nếu bé bị sốt không quá 38 độ C, bạn có thể cho trẻ bú nhiều hơn (với trẻ dưới 6 tháng tuổi) hoặc cho trẻ uống thêm nước (khi trẻ trên 6 tháng tuổi). Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, bạn có thể cân nhắc cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tham khảo sản phẩm hạ sốt dành cho trẻ em Hapacol 80, có thành phần chứa 80mg paracetamol, thích hợp cho trẻ em dưới 1 tuổi. Thuốc được bào chế ở dạng bột sủi bọt và hòa tan nhanh trong nước nên được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn thông qua hệ tiêu hóa.
Có thể dùng thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt bé trên 38 độ C
Ngoài việc làm giảm những triệu chứng khó chịu khi mọc răng, bạn cũng cần học cách chăm sóc răng miệng cho trẻ. Một số việc bố mẹ nên làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng trẻ đó là:
Ngừa sâu răng ở trẻ
Khi bé mọc vài chiếc răng đầu tiên, để vệ sinh sau khi bé bú xong, bạn có thể dùng vải mềm hoặc miếng gạc lau sạch. Sau này khi răng mọc nhiều hơn, bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm dành cho trẻ và chỉ sử dụng nước trong những tháng đầu khi vệ sinh răng miệng. Với trẻ bú bình, khi bé bú xong không nên để bé ngậm ti lâu, nhất là cữ bú buổi tối trước khi ngủ. Trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, bạn nên cho bé ăn thực phẩm mềm, ít đường và vẫn duy trì thói quen uống sữa buổi tối.
Đa phần trẻ mọc răng sẽ không có rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe, thế nhưng bố mẹ cũng cần chủ động quan sát, theo dõi khi thấy những đặc điểm sau đây của trẻ:
Ngoài các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ thăm khám khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng hay đã 18 tháng tuổi nhưng chưa mọc răng.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng sẽ không khó khăn nếu bạn tham khảo những hướng dẫn trên. Mọc răng sẽ không gây phiền toái với bé mà ngược lại, đây sẽ là quá trình đáng nhớ của bé và cả gia đình khi đánh dấu một bước phát triển trong những năm tháng đầu đời.
Nguồn tham khảo:
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/nam-dau-doi-cua-be/tre-may-thang-moc-rang/