Chắn hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng khi thấy trẻ bị ho sốt và muốn trị dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên trước tiên bạn cần hiểu về nguyên nhân gây ho từ đó mới có cách điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu tại đây!
Ho cũng như khi trẻ bị sốt là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trước các vi khuẩn, virus xâm nhập. Những bệnh lý thường gặp khiến trẻ ho nhiều là cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan mủ, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi… Ngoài ra còn có các nguyên nhân như dị ứng, khói bụi, ô nhiễm…
Trẻ bị ho sốt đều không phải bệnh lý, đây chỉ là phản ứng của cơ thể để bài trừ sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài. Do đó, để giảm ho hạ sốt cho trẻ thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Chú ý sử dụng đúng liều lượng, phù hợp với độ tuổi của bé. Không kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc vì rất dễ dẫn đến quá liều cũng như gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhỏ.
Dùng thuốc trị ho trẻ em (có loại siro cho trẻ ho nhiều) cần xác định đúng tình trạng ho để thuốc phát huy hiệu quả nhất.
Nếu bé ho khan: ho liên tục, cổ họng khô và ngứa, không chảy nước mũi thì bố mẹ nên cho bé dùng thuốc trước khi ngủ.
Ho có đờm: trẻ ho bị vướng đờm ngay cổ họng, tần suất ho không liên tục, trẻ không sốt không mệt có thể dùng thuốc long đờm. Thuốc này có tác dụng làm tiêu chất nhầy, loãng đờm khi trẻ ho dễ tống ra ngoài hơn. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Muốn hạ sốt cho trẻ, tuyệt đối không được sử dụng Aspirin vì có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho bé chẳng hạn như hội chứng Reye.
Khi cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen, liều lượng cần được tính dựa theo cân nặng của trẻ chứ không tính theo tuổi. Trong đó:
Thuốc hạ sốt Paracetamol – Hapacol sử dụng theo liều lượng từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ. Trẻ trên 6 tháng tuổi nếu vẫn chưa hạ sốt thì bạn có thể thay thế bằng Ibuprofen với liều dùng là 5 – 10mg/kg/lần, 2 lần uống cách nhau 6 – 8 giờ.
Không cho trẻ dùng nhiều loại thuốc hạ sốt hay trị ho cùng lúc, dễ tăng nguy cơ gây kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá ở trẻ…
Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt nếu trẻ em sốt 38 độ trở lên và ngưng dùng khi bé không còn triệu chứng của sốt.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Sốt và ho làm trẻ mệt mỏi, biếng ăn, khó ngủ, nôn trớ… Vậy nên làm gì để giảm ho cho bé hiệu quả?
Dùng nước muối sinh lý: trẻ ho kèm chảy nước mũi dễ làm nghẹt mũi. Lúc này bạn có thể sử dụng nước muối nhỏ mũi cho bé để làm loãng dịch nhầy ở mũi, đồng thời còn có công dụng sát khuẩn, từ đó giảm chất nhầy và giảm sưng ở đường hô hấp. Ho sẽ giúp trẻ tống đờm ra ngoài dễ hơn.
Thay vì tắm như bình thường, bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm liên tục để nhanh hạ sốt hơn. Thực hiện cho đến khi trẻ bớt sốt và đừng quên theo dõi những biểu hiện khác của trẻ nếu có.
Trẻ bị sốt sẽ bị mất nước nhanh hơn nên cần được bù nước nhiều hơn. Với trẻ đang bú mẹ, mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn 1 chút. Với trẻ lớn hơn mẹ cần cho bé uống thêm nước, tốt hơn là nước trái cây vừa bổ sung nước vừa tăng cường vitamin, nâng cao đề kháng cho bé.
Khi ăn uống, cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Ưu tiên những món như cháo, súp, canh hầm… vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa làm giảm áp lực cho dạ dày khi bé bị ho và sốt. Để biết rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì bài viết: Trẻ Bị Sốt Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? sẽ hữu ích cho bạn
Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi bé bị ho sốt và cách xử lý những cơn ho của bé. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có kiến thức chăm sóc bé mỗi khi bị ho rồi nhé!
Nguồn: