Trẻ bị đầy bụng thường kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu, bú ít đi,… là điều khiến cho nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ cách thức xử lý thông dụng nhất khi phát hiện trẻ bị đầy bụng.
Trẻ bị đầy bụng thường xảy ra là do lượng khí gas có trong dạ dày quá nhiều làm cho bụng bị chướng lên. Trẻ bị đầy bụng thường có cảm giác khó chịu hay quấy khóc và không chịu bú. Nếu các mẹ vẫn để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ. Có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên dưới đây sẽ là một số biểu hiện mà bạn thường gặp nhất.
Thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị đầy bụng khó tiêu, một vài nguyên nhân phổ biến như:
Đối với trẻ sơ sinh khi đầy bụng sẽ quấy khóc, ngủ không ngon và có những tác động xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của con. Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Trong những trường hợp bé bị đầy bụng và nôn kèm theo một số dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân, phân trẻ có màu lạ, sốt cao, đi ngoài ra máu, trẻ quấy khóc bỏ bú thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm nhất.
Mặc khác, cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của con mình, xem xét chất phân của trẻ, để ý đến những triệu chứng bất thường khác xảy ra ở trẻ để nhanh chóng đưa ra cách xử lý nhanh nhất.
Khi nhận thấy trẻ bị đầy bụng, bố mẹ hãy áp dụng một số cách sau đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:
Khi cho bé bú, mẹ nên giữ đầu của bé cao hơn mức dạ dày. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng bình để sữa ngập núm vú. Như vậy, sẽ hạn chế bé nuốt phải nhiều khí khi bú.
Massage cũng là một cách làm giảm dấu hiệu chướng bụng ở trẻ nhỏ. Để giúp trẻ luôn cảm thấy dễ chịu, giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng, mẹ có thể dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên thực hiện massage bụng cho trẻ sau khi ăn khoảng 30 phút. Tuyệt đối không nên massage ngay khi trẻ chỉ vừa mới ăn xong.
Bạn có thể thử nhiều cách để giúp bé dễ ợ hơi. Sau khi cho trẻ bú xong, không nên để trẻ nằm ngay mà hãy cho bé ngồi thẳng hoặc bế bé ngả trên vai, sau đó xoa lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ cằm bé còn tay kia vỗ nhẹ hoặc có thể xoa lưng để bé cảm thấy dễ chịu.
Các bậc cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra con đã bú đủ no chưa, hoặc có bú nhiều hơn mức cần thiết hay chưa. Vì khi cho trẻ bú đủ lượng sữa vừa giúp hệ tiêu hoá được ổn định vừa hạn chế tình trạng đầy bụng. Cách để các mẹ nhận biết trẻ đã bú đủ sữa mẹ là thông qua số tã ướt (thường là 2-4 cái ở 2 ngày đầu sau khi sinh và 6-8 cái từ ngày thứ 5 trở đi). Thời gian cho bú sữa mẹ trong khoảng 20-30 phút, sau khi bú bé dễ chịu, thoải mái và không quấy khóc.
Men vi sinh chính là sản phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn, giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ điều trị các chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Mặc khác, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ cần có sự chỉ định đến từ bác sĩ, mẹ không nên tự ý cho con uống. Vì nếu bổ sung men vi sinh không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hoá của con.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng khó tiêu ở trẻ. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc một cách có hiệu quả cho trẻ, thì cần phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ, đồng thời cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vậy trẻ bị đầy bụng nên uống thuốc gì?
Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của các bậc phụ huynh đối với trường hợp trẻ bị đầy bụng và có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.