Sốt xuất huyết ở người lớn: Biểu hiện và cách điều trị
Sốt xuất huyết được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường xuất hiện nhiều. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường bắt gặp là gì? Để có thể đi tìm hiểu rõ hơn về các thông tin này chúng ta hãy cùng Hapacol tìm hiểu nội dung bên dưới nhé!
1. Sốt xuất huyết ở người lớn là gì?
Sốt xuất huyết ở người lớn là gì?
Sốt xuất huyết ở người lớn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi một loại siêu vi trùng được gọi là Dengue. Đây là một căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi vằn.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra đau nhức trong cơ thể của người bệnh, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Nếu sốt xuất huyết ở dạng nhẹ có thể dẫn đến sự xuất hiện của phát ban, sốt cao. Còn nếu nặng hơn có thể gây ra chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và gây nguy hiểm cho tính mạng. (1)
Xem thêm: Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?
2. Biểu hiện sốt xuất huyết ở người lớn
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn là gì? Làm sao để nhận biết nó? Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Bởi chúng đều do virus gây bệnh gây nên. Trường hợp khi chúng ta bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ bắt đầu có những biểu hiện cụ thể theo từng cấp độ như:
2.1. Sốt xuất huyết cấp độ 1:
Ngay sau khi bị muỗi vằn mang virus Dengue tấn công, người lớn sẽ trải qua giai đoạn khởi phát triệu chứng ở cấp độ đầu tiên. Triệu chứng chính bao gồm:
- Sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
- Nhức đầu, mất cảm giác thèm ăn, và có thể buồn nôn.
- Xuất hiện dấu hiệu xung huyết trên da và phát ban.
- Có các triệu chứng xuất huyết như chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, hoặc chảy máu cam.
- Đau khớp, đau cơ, và nhức hai hố mắt.
Với sốt cao và các triệu chứng kể trên, người lớn bị sốt xuất huyết ở cấp độ 1 sẽ trải qua tình trạng mệt mỏi, sự mất sức, và khó tập trung vào công việc hoặc học tập. Do đó, quá trình điều trị, thăm khám, và nghỉ ngơi là rất quan trọng để giảm nhẹ triệu chứng và bắt đầu phục hồi sức khỏe.
2.2. Sốt xuất huyết cấp độ 2:
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở cấp độ 2 trở nên nghiêm trọng hơn, đây được coi là giai đoạn cảnh báo vì mức độ nặng của triệu chứng có thể đe dọa sức khỏe.
- Buồn nôn nhiều.
- Xuất huyết từ niêm mạc.
- Tiểu ít hơn so với bình thường.
- Sự mệt mỏi, yếu đuối, tinh thần chững lại.
- Đau bên vùng gan hoặc cảm giác đau khi áp lực lên vùng gan.
- Sự phình to của gan lớn hơn 2 cm.
2.3 Sốt xuất huyết cấp độ 3:
Bệnh nhân vẫn mắc các triệu chứng sốt xuất huyết như đã đề cập trước đó, nhưng cấp độ bệnh này còn đi kèm với các biến chứng nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, như suy đa tạng, sốc, xuất huyết, và viêm cơ tim.
Các triệu chứng cảnh báo biến chứng nghiêm trọng cần được quan tâm đặc biệt ở giai đoạn bệnh này bao gồm:
- Thoát huyết nặng có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích máu, và dự trữ nước trong khoang màng phổi, gây ra khó thở…
- Xuất huyết nghiêm trọng bao gồm xuất huyết từ dạ dày, xuất huyết dưới da, và xuất hiện các vết thâm tím trên cơ thể, cùng với trường hợp nôn máu…
- Suy tạng. (2)
Xem thêm: Các Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ
3. Những giai đoạn sốt xuất huyết ở người lớn
Tuỳ vào từng giai đoạn mà triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có những điểm khác nhau:
3.1 Giai đoạn sốt
Biểu hiện sốt xuất huyết ở người lớn trong giai đoạn sốt cao sẽ bao gồm:
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, hiện tượng sốt liên tục và kéo dài.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi.
- Đau cơ, đau khớp, nhức ở vùng mắt kéo dài.
- Hay chảy máu cam, chảy máu chân răng. (3)
3.2 Giai đoạn nguy hiểm
Thông thường, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể tiếp tục trải qua sốt hoặc có thể đã giảm đi. Các triệu chứng bao gồm:
- Biểu hiện thoát huyết tương, do tăng khả năng thấm qua thành mạch (thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ).
- Tràn dịch vào màng phổi, bệnh nhân có biểu hiện: đau ngực, cảm giác tức nặng ở ngực, sự gia tăng đau ngực khi thay đổi tư thế.
- Tràn dịch vào màng bụng: Bụng sưng to nhanh chóng, căng tròn, và khó thở.
- Tăng kích thước gan: Đau tức ở vùng hạ sườn bên phải hoặc ở phần trên của thượng vị.
- Nếu có nhiều thoát huyết tương xảy ra, có thể dẫn đến tình trạng sốc, với các biểu hiện như co giật, thay đổi tâm trạng, sưng to đau đớn, người lạnh, mạch nhanh và yếu, huyết áp giảm, tiểu ít. (3)
3.3 Giai đoạn hồi phục
Trong giai đoạn phục hồi (48-72 giờ), người bệnh sẽ hết sốt, sức khỏe tổng thể cải thiện, có sự thèm ăn, huyết áp ổn định, và tiểu nhiều hơn. Các xét nghiệm chỉ số dần dần trở về mức bình thường. (3)
Xem thêm: 4 chủng sốt xuất huyết và cách phòng ngừa hiệu quả
Giai đoạn phục hồi
4. Những biến chứng có thể gặp của sốt xuất huyết ở người lớn
Theo nghiên cứu, có nhiều biến chứng sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng xấu ở người bệnh như:
- Hay xảy ra tình trạng chảy máu cam, rong kinh nặng,…
- Tình trạng xuất huyết nặng có thể dẫn đến đông máu rải rác lòng mạch.
- Xuất huyết nặng và kéo dài ở người bệnh có thể dẫn đến bị tá tràng, viêm gan mạn tính,….
- Suy tạng nặng, suy gan,….
- Viêm cơ, suy tim,…
- Có thể làm suy giảm trí nhớ. (3)
5. Phòng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào?
Sốt xuất huyết được đánh giá là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người. Vậy biện pháp phòng ngừa là gì?
- Đậy kín các dụng cụ chứa nước trong nhà để muỗi không thể vào đẻ trứng.
- Loại bỏ rác thải quanh nhà, không cho muỗi đẻ trứng như mảnh chai, vỏ dừa, lốp xe,….
- Ngủ màn, đồng thời mặc quần áo dài tay, để phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
- Khi bị sốt cao đột ngột, kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán. (4)
Các cách phòng bệnh sốt xuất huyết người lớn hiệu quả
6. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Hầu hết người lớn mắc sốt xuất huyết có thể được điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, cần thiết phải nhập viện để điều trị tích cực.
Điều trị sốt xuất huyết hiện chưa có loại thuốc đặc trị cụ thể, chủ yếu là để giảm triệu chứng và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Nếu người bệnh bị sốt cao, việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm sốt, làm mát cơ thể bằng nước ấm, và tháo lỏng quần áo.
- Thuốc giảm sốt thường được sử dụng cho bệnh sốt xuất huyết là thuốc chứa thành phần paracetamol, uống theo liều dựa trên cân nặng để giảm sốt dần. Không được dùng (đã sửa) loại thuốc giảm sốt khác chứa thành phần Analgin, Ibuprofen, hoặc aspirin vì có thể gây ra các vấn đề về xuất huyết và tăng nguy cơ toàn máu nguy hiểm.
- Để tránh mất nước và giúp duy trì tình trạng tuần hoàn, người bệnh sốt xuất huyết nên bù dịch bằng cách sử dụng nước trái cây, nước oresol, hoặc nước lọc sạch. Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn thức ăn thường, nên uống nước cháo pha loãng với muối.
- Đối với người bệnh sốt xuất huyết có các dấu hiệu nghiêm trọng từ cấp độ 2 trở đi, việc nhập viện cấp cứu và điều trị các biến chứng là cần thiết. (2)
Vậy là chúng ta đã cùng với Hapacol đi tìm hiểu về các nội dung liên quan đến triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn có thêm cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm về sức khỏe.
Nguồn tham khảo:
- https://tytphuonganphu.medinet.gov.vn/chuyen-muc/sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-cmobile9396-108485.aspx
- https://medlatec.vn/tin-tuc/trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon-va-cach-dieu-tri-s94-n28825
- https://tytphuong2q3.medinet.gov.vn/benh-truyen-nhiem/benh-sot-xuat-huyet-nguy-hiem-nhu-the-nao-cmobile9312-85304.aspx
- https://vnvc.vn/trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon/