Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ bị viêm đường hô hấp rất phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là những điều bố mẹ cần biết để giữ gìn sức khỏe cho con.
Ở trẻ nhỏ, do đường thở ngắn và hẹp do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn lây bệnh xâm nhập dễ dàng. Bé bị viêm phế quản cấp, viêm đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Nguyên nhân chính là do các bé vui chơi có thói quen ngậm tay, chùi lên mặt, ngoáy mũi… từ đó vi khuẩn, virus lây nhiễm cho cơ thể.
Ngoài ra, còn những yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, không khí lạnh… Có hai nhóm bệnh hô hấp chính trẻ dễ mắc đó là các bệnh về nhiễm trùng hô hấp cấp tính (như trẻ bị viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm phổi), nhóm bệnh về dị ứng đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn, viêm họng, viêm tai giữa).
Mùa lạnh cũng là thời điểm trẻ em dễ mắc bệnh cúm nhất.
Các bệnh viêm đường hô hấp khá đa dạng nhưng nhìn chung đều có các dấu hiệu, triệu chứng khá giống nhau. Nếu viêm đường hô hấp trên không được chữa trị dứt điểm rất dễ chuyển thành viêm đường hô hấp dưới làm bé bị viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp.
Biểu hiện của viêm đường hô hấp: sốt vừa tới sốt cao 39-40 độ, ho, người mệt mỏi, khó thở… ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
Rửa tay không chỉ phòng ngừa bé bị viêm đường hô hấp trên mà còn các bệnh khác về đường tiêu hóa. Tay là bộ phận tiếp xúc đồ vật thường xuyên nhất nên dễ dính bụi bẩn, virus, vi khuẩn. Bố mẹ nên hướng dẫn cho bé cách rửa tay với xà phòng, nước rửa tay nhất là sau khi đi vệ sinh. Khi cho bé đi học, đi chơi nên mang theo một chai nước rửa tay nhỏ hoặc chai xịt khuẩn để tiện dùng.
Không chỉ giữ vệ sinh lòng bàn tay mà các đầu ngón tay, nhất là trong kẽ móng là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn, cần được làm sạch thường xuyên. Các loại vi khuẩn phổ biến có trong móng tay bé là Staphylococcus Aureus. Khi trẻ ăn hay mút ngón tay chính là lúc “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng.
Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, bố mẹ nên cắt móng cho bé bằng dụng cụ riêng và hạn chế cho bé tự ý gặm móng tay, mút ngón tay.
Vi khuẩn và virus dễ xâm nhập nhất qua đường mũi và miệng. Muốn trẻ tránh được bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản cấp ở trẻ em, hãy làm sạch răng miệng cho bé mỗi ngày. Khi bé còn nhỏ bố mẹ nên chải răng cho bé thường xuyên. Nếu trẻ có thể tự làm được, bố mẹ cần tập cho bé thói quen đánh răng, súc miệng ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ. Sử dụng nước muối sinh lý, không nên tự ý pha nước muối tại nhà.
Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày có tác dụng sát khuẩn trong vòm họng, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây viêm họng.
Khi đứng ở nơi công cộng đông người, đây là lúc vi khuẩn, virus dễ phát tán nhất. Do đó bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sau khi về nhà. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sẽ giúp giảm các chứng dị ứng, viêm đường hô hấp trên ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Vệ sinh đường mũi rất tốt với các bé đang mắc chứng sổ mũi, ngạt mũi do bệnh viêm xoang, viêm mũi vì giảm sự khó chịu do nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị nhanh chóng.
Hướng dẫn cho trẻ mỗi khi ho hay hắt xì cần che miệng và mặt bằng khuỷu tay (cùi chỏ) hoặc khăn giấy. Bên cạnh đó khi đi ngoài đường cần cho bé đeo khẩu trang vừa để hạn chế khói bụi, vừa không tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ người khác nhằm bảo vệ đường hô hấp của bé.
Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi muốn phòng ngừa trẻ bị viêm đường hô hấp. Mong rằng sau bài viết này, bố mẹ đã hiểu được cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ để bé luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phong-benh-nhiem-khuan-duong-ho-hap-tren-o-tre-khi-giao-mua/