Khi mọc răng, một số bé có xu hướng chảy nước mũi. Tình trạng bé bị sổ mũi vào lúc này thường bắt nguồn từ vấn đề viêm xung quanh chiếc răng mới mọc. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu khi nào bé bị sổ mũi liên quan đến mọc răng và khi nào thì tình trạng sổ mũi là không liên quan.
Sổ mũi là tình trạng sức khỏe phổ biến ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể đi kèm với sốt và chảy nước mũi ra dịch xanh hoặc vàng. Phần lớn trường hợp, bé bị sổ mũi bắt nguồn từ cảm lạnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng đi kèm có thể biểu hiện cho một vấn đề nhiễm trùng đang diễn ra, bao gồm:
Ngoài ra, một số người cho rằng hiện tượng bé bị sổ mũi cũng liên quan đến vấn đề mọc răng. Một số khác lại có ý kiến trái chiều với giả thiết trên. Vậy, mọi chuyện thực hư ra sao?
Mọc răng là cột mốc quan trọng đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Hầu hết trẻ nhỏ đều cảm thấy không thoải mái trong giai đoạn này. Do đó, nếu hiểu rõ về vấn đề này, bạn có thể dễ dàng giúp bé vượt qua “sự kiện” này tốt hơn.
Bé có xu hướng mọc răng trong khoảng thời gian 4 – 7 tháng tuổi. Tuy vậy, một số trẻ có thể mọc răng trễ hơn. Những dấu hiệu mọc răng ở các bé có thể xuất hiện khác nhau, nhưng thông thường bao gồm:
Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng trong bao lâu, bố mẹ cần lưu ý gì? | Hapacol
Mọc răng có thể khiến trẻ khó chịu vì đau, nhưng nó sẽ không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Hãy đưa bé đến bệnh viện nếu bé có những triệu chứng bất thường như sau:
Khi thấy trẻ mọc răng, lại kèm theo sổ mũi, không ít bố mẹ nghĩ rằng mọc răng gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ ít trường hợp mọc răng mới kèm theo sổ mũi.Vậy, làm thế nào bạn có thể phân biệt tình trạng bé bị sổ mũi do cảm lạnh với dấu hiệu sổ mũi đi kèm với mọc răng ở trẻ?
Xem thêm: Bé sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao ba mẹ đã biết cách xử lý chưa?
Mọc răng là một chủ đề gây nhiều tranh luận trong y học. Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy mọc răng thường có thể dẫn đến một số triệu chứng bất thường ở bé như quấy khóc, nhưng không gây phát ban hay sốt. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho rằng các bậc phụ huynh đã phóng đại triệu chứng mọc răng ở trẻ.
Mỗi người chúng ta đều biết những triệu chứng mọc răng ở trẻ sẽ xuất hiện khác nhau đối với mỗi bé. Một nghiên cứu vào năm 2011 được công bố trên tạp chí của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã phát hiện ra các triệu chứng mà trẻ có thể phải đối mặt khi mọc răng gồm:
Trong đó, đối với tình huống sổ mũi và chảy nước dãi, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ vấn đề viêm quanh chân răng. Điều này là do khi răng nhú lên, bề mặt nướu bị phá vỡ, từ đó kéo theo một số phản ứng viêm xảy ra.
Tình trạng trên cũng có thể có mối liên hệ với vài biểu hiện dưới đây, gồm:
Nếu không liên quan đến tình trạng mọc răng, bé bị sổ mũi rất có thể là do cảm lạnh, lúc này thường bé sẽ bị ho sốt và sổ mũi. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ dễ gặp cảm lạnh hơn trước.
Để phân biệt giữa hai tình trạng trên, bạn nên tìm hiểu và nắm rõ 3 yếu tố dưới đây:
Khi mọc răng, nhiệt độ cơ thể của bé có xu hướng tăng nhẹ. Bạn cần lưu ý rằng chỉ số gia tăng lúc này thật sự nhỏ, chỉ khoảng 0,1ºC. Sự khác biệt này rất khó để nhận biết. Đồng thời, mọc răng có thể đẩy thân nhiệt của bé lên cao nhất vào tầm 36,8ºC với vị trí đo ở tai.
36,8ºC nằm trong phạm vi nhiệt độ bình thường của cơ thể. Do đó, điều này có nghĩa nếu thân nhiệt của bé từ 38ºC (đo tại trực tràng, vị trí cho kết quả chính xác nhất ở trẻ sơ sinh) trở lên, nguyên nhân gây sốt có thể không phải do mọc răng.
Xem thêm: Trẻ bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục
Một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 cũng cho thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao liên quan đến mọc răng chỉ thực sự kéo dài 3 ngày trong giai đoạn mọc răng, bao gồm:
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy dù thân nhiệt tăng nhưng vẫn chưa đủ để gây sốt.
Vì vậy, khi bé bị sốt cao hoặc tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường kéo dài quá 3 ngày, hoặc đi kèm các dấu hiệu như bé bị ho sốt và sổ mũi, có thể trẻ đang mắc một bệnh khác .
Nhiều phụ huynh cho rằng, bé bị sổ mũi xanh đồng nghĩa với tình trạng bé đang gặp nhiễm trùng và cần dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng này không thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Bên cạnh đó, khi bất kỳ vi sinh vật nào (virus, vi khuẩn, nấm…) tấn công cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu hoạt động để tiêu diệt những “vị khách không mời” này, bằng cách gia tăng sản xuất lượng chất nhầy. Do đó, trong trường hợp này, nước mũi của bé sẽ đặc, bé bị sổ mũi xanh và có thể bé bị sổ mũi lâu ngày hơn.
Bên cạnh đó, khi bất kỳ vi sinh vật nào (virus, vi khuẩn, nấm…) tấn công cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu hoạt động để tiêu diệt những “vị khách không mời” này, bằng cách gia tăng sản xuất lượng chất nhầy. Do đó, trong trường hợp này, nước mũi của bé sẽ đặc hơn so với bình thường.
Sau khoảng 2 – 3 ngày, chất nhầy đã “bắt nhốt” nhiều vi sinh vật gây bệnh, dẫn đến tình huống nước mũi có thể chuyển thành các màu khác nhau, từ trắng sang vàng rồi chuyển thành xanh.
Có thể bạn quan tâm: