Alo Bác Sĩ | Lời khuyên bác sĩ | Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn

Paracetamol(hay còn gọi là acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ, được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bệnh. Khi con trẻ bị sốt, đa số các bậc phụ huynh thắc mắc: trẻ 1 tuổi uống thuốc hạ sốt bao nhiêu mg, trẻ 2 tuổi,…thì uống như thế nào; hay bé 7kg uống thuốc hạ sốt bao nhiêu mg, bé 9kg,… thì sao; v.v. Hapacol trả lời những thắc mắc trên qua bài viết sau:

Tiêu chí chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn

Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.

Theo ghi nhận tại những bệnh viện chuyên Nhi trên cả nước, đã có nhiều trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt không hợp lý dẫn đến nhiều tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nhất là những trường hợp ngộ độc cấp tính nghiêm trọng từ thuốc hạ sốt.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều

Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ không hợp lý có thể khiến trẻ bị ngộ độc cấp tính

Nguyên tắc cơ bản, bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống “đỡ” qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.
  • Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho bé. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,50C.
  • Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.

Những dạng thuốc hạ sốt cho trẻ em

Đối với các bậc phụ huynh có con lần đầu, việc cho trẻ uống thuốc đôi khi gặp nhiều khó khăn nhất là những trẻ có tâm lý “sợ uống thuốc”, hiểu được điều đó các hãng dược phẩm đã bào chế ra những loại thuốc uống dành cho trẻ em có mùi, vị thơm ngọt dễ uống phần nào giúp các bậc cha mẹ cho trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.

Có thể dùng thuốc hạ sốt viên đạn khi trẻ khó uống thuốc

Việc trẻ em sợ uống thuốc khi bị ốm là một trong những nỗi lo của các bậc cha mẹ

Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng.

Dạng gói bột

Dạng gói bột thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu…nhất là có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 – 30 phút.

Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80 mg, 150 mg và 250 mg. Hiện nay chúng ta có thể tính được khá chính xác lượng thuốc hạ sốt theo cân nặng của trẻ, ví dụ trẻ cân nặng 9- 10 kg phụ huynh sẽ cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150 mg.

Nhiều phụ huynh thắc mắc “thuốc hạ sốt Hapacol 150 cho trẻ bao nhiêu kg?” thì chúng tôi xin giải đáp rằng Hapacol 150mg thích hợp cho trẻ em từ 1-3 tuổi, có cân nặng từ 9 – 10 kg.

Dạng siro

Loại này rất dễ sử dụng cho trẻ vì liều lượng thuốc rất dễ lường với hàm lượng thông dụng là paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Với nhiều mùi vị khác nhau sẽ giúp trẻ uống thuốc được thuận lợi hơn và hiệu quả hạ sốt cũng tương tự với loại hạ sốt dạng gói bột.

Thuốc hạ sốt viên đạn, thuốc hạ sốt nhét hậu môn

Được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80 mg, 150 mg và 300 mg.

Dạng viên đạn 80mg dùng cho trẻ từ 4 – 6kg, dạng thuốc hạ sốt đặt hậu môn 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7 – 12kg và dạng thuốc hạ sốt đặt hậu môn 300mg dùng cho trẻ từ 13 – 24kg.

Vậy là với thông tin trên ba mẹ đã biết bé 12kg uống thuốc hạ sốt bao nhiêu mg rồi đúng không nào.

Xem thêm: 5 CÁCH HẠ SỐT NHANH ĐỂ TRÁNH NGUY HIỂM CHO TRẺ MẸ CẦN BIẾT

Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt viên đạn cho trẻ em 

Cần lưu ý dạng tọa dược (thuốc hạ sốt viên đạn) qua đường hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống (gói bột thơm hoặc siro) khoảng 15 – 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Khi trẻ có thể uống được thì phụ huynh sử dụng dạng gói bột hoặc siro hạ sốt pha với nước cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn và đạt được độ an toàn cao nhất khi sử dụng.

Nếu trẻ sốt li bì, trẻ nôn ói nhiều, trẻ không thể uống được, nhất là những trẻ đang ngủ say mà phụ huynh không muốn đánh thức trẻ, cha mẹ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt viên đạn nhét hậu môn để hạ sốt. Đây là cách hạ sốt rất tiện dụng cho trẻ, tuy nhiên cần chú ý liều lượng theo quy định ở trên và việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng hậu môn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Và cũng là giải đáp thắc mắc của không ít phụ huynh là có nên nhét thuốc hạ sốt cho trẻ không?

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác để có thể chăm sóc bé dễ dàng và hiệu quả hơn: Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì ba mẹ đã biết chưa?

Xem thêm: 10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng điều trị được bệnh mà không nguy hiểm đến tính mạng.

Các lời khuyên khác

Cách sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao, co giật, nôn trớ

Làm cha mẹ, chúng ta hầu như ai cũng phải thường xuyên đối mặt với những cơn sốt của trẻ,...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Viêm họng đỏ là gì? Cách điều trị viêm họng đỏ hiệu quả

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng và sưng huyết đỏ. Người mắc viêm họng...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

10 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho bé

Tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Làm sao để trị ê buốt răng sau sinh?

Trị ê buốt răng sau sinh luôn là điều được nhiều người làm mẹ quan tâm. Cơn đau răng có...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh