Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở các đối tượng trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh sẽ xuất hiện ở nhóm trẻ lớn hơn và thậm chí là người trưởng thành. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn hoàn toàn có thể bộc phát nếu bạn là người chưa bị trước đây hoặc hệ thống miễn dịch kém. Nếu không được phát hiện và thăm khám kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng khó lường. Vậy những dấu hiệu nào dễ nhận biết bệnh ở người lớn?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus đường ruột Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh sẽ lây từ người sang người và phát triển thành dịch. Virus lây truyền qua đường hô hấp như nước bọt, dịch tiết từ người bệnh hoặc từ các vật dụng, đồ chơi đã bị nhiễm virus. Thông thường dịch tay chân miệng sẽ có xu hướng bùng phát vào mùa hè và mùa thu hàng năm. Cụ thể là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến khoảng tháng 12. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn vẫn có thể mắc phải.
Một số trường hợp bệnh ở người lớn có thể bị nặng hơn so với trẻ em. Bệnh có thể để lại biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng nếu không nhận biết sớm các dấu hiệu và không được điều trị sớm.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ không quá rõ ràng và khó nhận biết. Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày, những dấu hiệu nhẹ thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh vặt thông thường. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn nên lưu ý:
Sốt là triệu chứng xuất hiện phổ biến của bệnh tay chân miệng ở hầu hết người mắc bệnh. Thế nhưng, dấu hiệu này thường bị lầm tưởng là sốt thông thường. Người bệnh có thể sốt lên đến 39-40 độ C kèm theo các triệu chứng ho, sổ mũi, khó thở…
Mụn nước là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở người lớn và cả trẻ em. Đây là dấu hiệu đặc trưng và chỉ khi nào nó xuất hiện thì mới xác định được bệnh. Mụn nước là nguyên nhân chính khiến bệnh lây lan bởi dịch tiết của vết mụn. Chúng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, háng, xung quanh miệng, nướu, họng. Mụn nước có thể nổi thành từng đám, gây đau, ngứa và khó chịu.
Triệu chứng đau họng xuất phát từ việc người bệnh đã bị nhiễm virus qua đường hô hấp với người bệnh khác. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào niêm mạc miệng và họng dẫn đến viêm nhiễm. Triệu chứng này có thể kèm theo cảm giác rát họng, khó nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
Do các tế bào phải chống lại sự hoành hành của virus nên cơ thể sẽ rất dễ mệt mỏi. Điều này khiến cho các tế bào bị tổn thương, chúng sẽ giải phóng các chất gây viêm. Kèm theo đó là triệu chứng nôn mửa ở giai đoạn đầu của bệnh, cùng với các vết loét trong miệng gây đau nhức nên người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn.
Tiêu chảy thường xảy ra sau khi mụn nước xuất hiện, có thể kèm theo những cơn đau bụng liên tục và táo bón. Nguyên nhân là do đường tiêu hóa bị viêm nhiễm dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa.
Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng bệnh vẫn chưa được sử dụng chính thức. Do đó, người bệnh chỉ có thể điều trị dựa trên sự hướng dẫn y tế và tự phòng ngừa hạn chế lây nhiễm. Hầu hết, các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Trong thời gian phát bệnh, người bệnh có thể sát khuẩn vết loét bằng dung dịch sát khuẩn, bôi kem khi bị ngứa, uống thuốc giảm đau, hạ sốt… Người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào và cần nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Người bệnh cần tự giác chăm sóc bản thân và tránh tình trạng lây nhiễm cho người khác:
Với một số cơ thể có sức đề kháng yếu, bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Nếu cơ thể không đáp ứng được thời gian lành bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Bởi vì nếu bệnh không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…
Tất cả chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh nặng và khi nhà có người bệnh.