Thông thường, hiện tượng đau nhức vùng mông nói chung và đau cơ mông nói riêng không phải là vấn đề sức khỏe cần chú ý quá nhiều. Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng đau lưng hoặc đau bụng cũng rất quen thuộc, không phải ai cũng biết Hãy cùng Hapacol, tìm hiểu hiện tượng đau cơ mông và cách điều trị đau cơ mông trong thai kỳ trong bài viết này.
Mông là một trong những bộ phận dễ bị “ngó lơ” nhất, vì nó khuất tầm mắt của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ bắt đầu chú ý đến nó khi cảm thấy đau nhức mông. Mặc dù cơ mông đã được bao bọc bởi mỡ, nhưng đây vẫn là một trong những nhóm cơ dễ tổn thương nhất.
Hiện tượng đau cơ mông có thể bắt nguồn từ một số điều kiện sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như căng cơ hay nhiễm trùng. Phần lớn trường hợp, đau cơ mông không quá nguy hại. Tuy nhiên, trong vài tình huống hy hữu, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ để tiếp nhận điều trị.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Bạn nên đến bệnh viện nếu cơn đau nhức mông kéo dài, trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo theo một số dấu hiệu như sau:
Theo chuyên gia, đau cơ mông phải hoặc đau cơ mông trái có thể là hệ lụy của một loạt vấn đề từ nhẹ cho đến nghiêm trọng, ví dụ như:
Hiện tượng đau cơ mông thường xảy ra nếu mông bạn bị bầm tím. Sắc tố xanh đen xuất hiện ở những vết bầm là do máu từ các mao mạch chịu tổn thương tích tụ lại. Độ đậm nhạt của vết bầm cho bạn biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu.
Té ngã hoặc vùng mông bị chấn động mạnh là nguyên nhân chủ yếu khiến mông bạn bị bầm tím. Thông thường, khu vực bầm tím còn có xu hướng sưng lên.
Cơ mông bao gồm 3 nhóm cơ chính là:
Tất cả nhóm cơ trên đều có khả năng co giãn. Tuy nhiên, nếu bạn kéo căng chúng quá mức, rách cơ có khả năng xảy ra và kéo theo một loạt vấn đề đi kèm như:
Nguyên nhân phổ biến của vấn đề căng cơ thường đến từ:
Thực tế, đau thần kinh tọa không phải nguyên nhân gây nên hiện tượng đau cơ mông mà giống với triệu chứng hơn. Ban đầu, tình trạng đau nhói hoặc đau rát phát sinh ở thắt lưng, sau đó di chuyển xuống mông rồi lan đến các dây thần kinh tọa. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy tê yếu ở chân, đau nhức chân trái hoặc đau nhức chân phải hoặc ngứa ran ở bộ phận này.
Đau thần kinh tọa thường xuất hiện khi bạn bị thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống, từ đấy ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Từ 40 – 50 tuổi trở lên là độ tuổi dễ rơi vào trường hợp này nhất.
Theo thống kê từ nhiều nhà nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 40% dân số thế giới đã và đang “trải nghiệm” đau thần kinh tọa.
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm, sưng đỏ của bao hoạt dịch, một “chiếc túi” chứa chất lỏng nằm xung quanh các bộ phận như vai, khuỷu tay, hông, đầu gối và bàn chân. Bao hoạt dịch đóng vai trò làm “miếng đệm” chèn giữa xương và những cơ quan xung quanh (gân, cơ bắp…), nhờ đó hỗ trợ cơ thể cử động thuận lợi hơn.
Thực tế, bao hoạt dịch còn có ở mông. Do đó, vấn đề viêm bao hoạt dịch cũng có nguy cơ phát sinh tại khu vực này, dẫn đến hiện tượng đau cơ mông.
Lúc này, cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện như:
Viêm bao hoạt dịch ở mông phát sinh nếu cơ quan này chịu tổn thương hoặc bạn ngồi quá lâu trên một bề mặt cứng, gồ ghề.
Mỗi đốt xương trong cột sống được phân tách bởi đĩa đệm, chịu trách nhiệm giảm xóc và gia tăng độ linh hoạt của xương. Khi đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí vốn có, nó có thể đè lên các dây thần kinh gần đó và dẫn đến những cơn đau khó chịu.
Khu vực dễ phát sinh thoát vị địa đệm nhất là ở phần cột sống thắt lưng. Lúc này, dây thần kinh tọa sẽ chịu ảnh hưởng, từ đó kéo theo hiện tượng đau cơ mông, đau nhức 1 bên chân trái hoặc đau nhức 1 bên chân phải. Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm:
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm, vì bộ phận này sẽ bị thoái hóa theo tuổi tác. Tuy nhiên, người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh do những yếu tố như:
Đĩa đệm ở cột sống sẽ bị dần dần bị “ăn mòn” theo thời gian. Khi đó, các đốt xương sẽ cọ xát vào nhau và gây nên các cơn đau khó tả mỗi khi chuyển động.
Tình trạng thoái hóa đĩa đệm ở thắt lưng rất dễ kéo theo hiện tượng đau cơ mông và đùi. Cơn đau sẽ trở nên tệ hơn khi bạn ngồi, cúi người hoặc cố gắng nâng vật lên cao. Ngược lại, các bài tập đi bộ đơn giản có thể giúp bạn thuyên giảm sự khó chịu này.
Mặt khác, cảm giác ngứa ran hoặc tê ở chân cũng có khả năng là hệ quả của tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
Cơ hình lê hay cơ tháp nằm ở mông, gần đỉnh khớp hông. Vai trò chính của bộ phận này gồm:
Hội chứng cơ hình lê phát sinh khi cơ này đè lên dây thần kinh tọa, kéo theo một loạt hệ quả như hiện tượng đau cơ mông, tê ngứa chân…
Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đi lên cầu thang, chạy hoặc ngồi. Bạn cũng có thể bị tê hoặc ngứa ran. Những bài tập vật lý trị liệu giúp co duỗi cơ hình lê có khả năng giúp bạn thoát khỏi tình cảnh này.
Thực tế, hội chứng cơ hình lê dễ bị chẩn đoán nhầm sang các loại đau lưng khác. Theo thống kê từ bác sĩ, khoảng 6% người được chẩn đoán đau thắt lưng mắc phải hội chứng trên.
Phần lớn trường hợp, u nang lông xuất hiện do lông mọc ngược vào trong da. Ngoài ra, một khối u nang lông còn có thể chứa da chết hoặc vụn lông tóc và mủ. U nang lông có xu hướng phát sinh ở khu vực xương đuôi gần mông, do đó dễ dàng hình thành hiện tượng đau cơ mông.
Cùng với cơn đau trên, bạn còn có thể bắt gặp các triệu chứng như:
U nang lông thường phổ biến ở nam giới và những người thường xuyên ngồi.
Sự hiện diện của một hoặc nhiều khoang chứa mủ ở các tuyến xung quanh hậu môn sẽ gây nên tình trạng áp xe quanh hậu môn. Áp xe bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng. Do đó, nó sẽ gây nên ra cơn đau khó chịu ở khu vực này.
Loại áp xe trên phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy vậy, người trưởng thành cũng có nhiều khả năng bị áp xe quanh hậu môn nếu họ thường xuyên rơi vào các tình huống dưới đây:
Tình trạng đau và cứng khớp được gọi là viêm khớp. Theo thống kê từ các chuyên gia, hiện nay có khoảng 100 dạng viêm khớp khác nhau ảnh hưởng đến mọi người trên toàn thế giới.
Một số loại viêm khớp bắt nguồn từ sự thoái hóa của các khớp theo thời gian. Số khác lại phát sinh bởi sự tấn công của hệ miễn dịch.
Viêm khớp ở khớp hông có thể lan tỏa cơn đau xuống phía dưới cơ thể, dẫn đến hiện tượng đau cơ mông. Cơn đau và cứng khớp sẽ nghiêm trọng hơn vào buổi sáng và dần dần giảm bớt khi bạn di chuyển khớp. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc và tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau.
Động mạch chủ là mạch máu chính từ tim. Nó tách thành hai mạch nhỏ hơn gọi là động mạch chậu, sau đó chúng lại tiếp tục thu nhỏ hơn nữa và đưa máu đến chân. Sự tắc nghẽn trong các mao mạch này do xơ vữa động mạch có thể gây nên hiện tượng đau cơ mông.
Cơn đau thường xảy ra khi bạn di chuyển và có thể tự phát sinh. Nó sẽ bắt buộc bạn dừng bước để chờ sự đau đớn chậm rãi biến mất. Lúc này, sức chân của bạn có thể suy yếu đáng kể, đồng thời lông ở khu vực dưới của chân cũng thường xuyên rụng.
Để điều trị hiện tượng đau cơ mông, bạn nên tìm gặp bác sĩ có chuyên môn về thấp khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình. Họ sẽ dễ dàng giúp bạn xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.
Các liệu trình điều trị có thể bao gồm:
Ngoài ra, trước khi có kế hoạch điều trị cụ thể, bạn cũng có thể áp dụng trước một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm thuyên giảm các triệu chứng, ví dụ như:
Hiện tượng đau cơ mông phải hoặc đau cơ mông trái có thể bắt nguồn từ những cơn đau phát sinh ở bộ phận khác trong cơ thể rồi lan đến mông. Tuy vậy, không ít trường hợp đau cơ mông là hệ quả trực tiếp của một số vấn đề phát sinh tại bộ phận này.
Những nguyên nhân gây đau cơ mông ở phụ nữ mang thai có thể bao gồm:
Bệnh trĩ
Tình trạng tĩnh mạch sưng tấy và viêm ở trực tràng hoặc hậu môn được gọi là trĩ.
Việc tử cung mở rộng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba gây nên áp lực lớn ở hậu môn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra, táo bón hoặc đứng trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ phát triển vấn đề trĩ khi bạn đang mang thai.
Dấu hiệu bệnh trĩ có thể bao gồm:
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng đến mông và xuống đến chân. Khi mang thai, tình trạng mở rộng tử cung để thai nhi phát triển có nguy cơ tạo sức ép lên dây thần kinh này, kéo theo tình huống đau thần kinh tọa.
Theo các chuyên gia, một trong những triệu chứng đau thần kinh tọa dễ nhận biết là hiện tượng đau cơ mông. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể cảm thấy:
Đau đai chậu
Theo thống kê từ một số nghiên cứu, cứ 5 mẹ bầu sẽ có 1 người có nguy cơ bị đau đai chậu trong thai kỳ. Đây là kết quả của việc thai nhi gia tăng trọng lượng, đồng thời thường xuyên chuyển động trong bụng mẹ.
Ngoài đau cơ mông, đau đai chậu còn có thể gây ra:
Đau đai chậu có khả năng bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào giữa thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Tuy vậy, nó chỉ có thể phát triển trong những ngày cuối cùng của thai kỳ.
Cơn gò tử cung
Những cơn đau chuyển dạ hoặc cơn gò tử cung là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có xu hướng di chuyển thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những cơn gò tử cung thật sự chỉ xảy ra trong giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ ba, trước khi bạn sinh con. Lúc đó, một số phụ nữ có thể cảm thấy hiện tượng đau cơ khó chịu.
Trước khi chuyển dạ, nhiều phụ nữ có thể trải qua các cơn gò tử cung giả. Chúng có thể gây đau đớn và khiến bạn nhầm lẫn mình chuẩn bị sinh. Để xác định tình trạng này, bạn hãy quan sát thêm một số dấu hiệu liên quan đến cơn gò tử cung, bao gồm:
Dù hiện tượng đau cơ mông phát sinh bởi nguyên nhân gì, nó vẫn sẽ gây khó khăn cho bạn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trong giai đoạn thai kỳ, sự khó khăn này càng tăng gấp bội.
Nếu bắt gặp một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây, bạn nên liên hệ gấp với bác sĩ phụ sản, bao gồm:
Theo các nhà khoa học ước tính, khoảng 14% phụ nữ mang thai sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid khi đối mặt với vấn đề đau cơ mông, chẳng hạn như oxycodone hay hydrocodone.
Thông thường, mẹ bầu chỉ dùng thuốc trong vòng vài ngày cho đến một tuần. Thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid thường được áp dụng trong điều trị đau lưng, nhưng cũng có thể hiệu nghiệm đối với trường hợp đau cơ mông.
Nếu cơn đau phát sinh ở mông không thuyên giảm, kể cả khi bạn đã áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà, bác sĩ có thể xem xét đến việc kê toa thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế tối đa việc dùng thuốc điều trị trong thai kỳ. Thuốc có thể giúp bạn khá hơn, nhưng lại ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như phát triển của thai nhi.
Điều trị đau cơ mông do trĩ:
Điều trị đau cơ mông do đau thần kinh tọa hoặc đau đai chậu:
Đối với tình huống đau cơ mông liên quan đến tình trạng đau thần kinh tọa hoặc đau đai chậu, bạn có thể áp dụng một số hướng điều trị như sau:
Ngoài ra để hỗ trợ tinh thần cho các mẹ bầu vượt qua tình trạng này thì xin mời bạn đọc bài viết: Siêu nhân’ Minh Trang cân cả bầu trời trong thơ của con gái
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn không quá lo lắng khi bạn và người thân gặp phải hiện tượng đau cơ mông cũng như đau cơ mông trong thai kỳ nhé.