Cẩm Nang | Cẩm nang | Cúm A uống thuốc gì để nhanh hết? Lưu ý khi điều trị Cúm A

Cúm A uống thuốc gì để nhanh hết? Lưu ý khi điều trị Cúm A

Cúm A là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Vậy cúm A uống thuốc gì là phù hợp? Điều trị cúm A thế nào cho đúng và hiệu quả. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà Hapacol chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Cúm A là gì? Nguyên nhân mắc bệnh Cúm A

Cúm A là loại cúm được gây ra bởi virus cúm A, lây truyền qua đường hô hấp. Virus này dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần, hoặc qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. 

Các chủng cúm A có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài trong một khoảng thời gian khá dài và có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm virus, như bàn, tay nắm cửa, ghế, tủ, và quần áo. Virus cúm A tồn tại trên các bề mặt như bàn, tay nắm cửa trong khoảng 48 giờ, trên quần áo trong khoảng 12 giờ và trên lòng bàn tay trong khoảng 5 phút.

Có nguy hiểm không? Cúm A uống thuốc gì?

Có nguy hiểm không? Cúm A uống thuốc gì?

Thời gian ủ bệnh của cúm A có thể kéo dài từ 2-8 ngày và trong một số trường hợp có thể kéo dài tới 17 ngày (bài trước ghi thời gian ủ bệnh 1-3 ngày qua bài này tới 8 ngày????) 

Thời gian ủ bệnh của cúm A kéo dài trong vòng 1-3 ngày, trong một số trường hợp có thể kéo dài tới 17 ngày. Điều này có nghĩa là sau khi tiếp xúc với virus cúm A ở quãng thời gian trên, cơ thể người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh tiếp xúc nhiều lần với virus, thời gian ủ bệnh có thể khó xác định rõ ràng.

Nguyên nhân chính khiến người bệnh bị nhiễm cúm A chủ yếu là do hắt hơi, ho, hoặc nói chuyện, các giọt bắn có thể chứa virus cúm A và thoát ra môi trường. Người khác trong gần đó có thể hít phải những giọt bắn này và bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể mắc cúm A như:

  • Sử dụng các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc với các đồ gia dụng trong nhà chứa virus.
  • Tiếp xúc với động vật và gia cầm có chứa virus cúm A.
  • Thường xuyên di chuyển ở nơi đông người.

Điều trị Cúm A và những lưu ý khi điều trị

Thông thường, khi phát hiện cơ thể bị nhiễm cúm A mọi người thường lựa chọn điều trị cúm A tại nhà rồi mới lựa chọn đến bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn. Vậy cúm A uống thuốc gì nhanh khỏi nếu điều trị tại nhà? Một số loại thuốc trị cúm A bạn có thể tham khảo như:

  • Thuốc hạ sốt: Thuốc Paracetamol là lựa chọn phổ biến để hạ sốt và giảm đau trong trường hợp cúm. Tránh sử dụng aspirin cho trẻ em và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt.
  • Viên ngậm trị ho: Viên ngậm trị ho có thể giúp làm giảm cơn ho và giúp giảm đau họng
  • Thuốc xịt mũi: có thể giúp làm sạch và thông mũi, giảm tắc nghẽn và khó thở. 
  • Thuốc kháng virus: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để điều trị cúm. 

Tuy nhiên, để điều trị cúm A hiệu quả bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám. Việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về điều trị cúm hoặc sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ để đảm bảo rằng bạn sử dụng phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho sức khỏe của mình.

Hapacol 650 là loại thuốc được khuyến cáo cho điều trị cúm A (thay hình ảnh bằng Hapacol 650)

Hapacol 650 là loại thuốc được khuyến cáo cho điều trị cúm A (thay hình ảnh bằng Hapacol 650)

Khi điều trị cúm A tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề về cúm A và cách điều trị để mau chóng khỏi bệnh: 

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn được ra bởi của bác sĩ
  • Nghỉ ngơi và cung cấp nước đầy đủ để duy trì sự thông thoáng của đường hô hấp,  phòng ngừa tình trạng mất nước do sốt và triệu chứng khác.
  • Uống thuốc theo chỉ định của đơn thuốc.
  • Để giảm triệu chứng cúm A như sốt, đau đầu và đau họng, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm triệu chứng được khuyến nghị bởi bác sĩ như paracetamol hoặc ibuprofen. 
  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ như xịt mũi hoặc thuốc ho có thể giúp giảm tắc nghẽn và khó thở. 
  • Trong quá trình điều trị, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Cách chăm sóc người bị Cúm A

Bên cạnh việc tìm hiểu cúm A uống thuốc gì nhanh khỏi, thì việc chú ý đến các biện pháp chăm sóc người bị cúm A để tránh bị lây nhiễm cũng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để chăm sóc bệnh nhân cúm A:

  • Chỉ chăm sóc bệnh nhân cúm A khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người chăm sóc và ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.
  • Người bệnh cúm A cần được cách ly và nghỉ ngơi trong phòng riêng. Thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày tính từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu cho đến 1 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.
  • Người bệnh cần thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa và đi vệ sinh trong phòng riêng. Phòng cần thông thoáng, phù hợp với thời tiết.
  • Khi ra ngoài, cần đeo khẩu trang để che kín miệng và mũi, đồng thời tránh chạm vào các đồ vật và vệ sinh tay kỹ sau khi đi vệ sinh.
  • Cần duy trì khoảng cách an toàn với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao, tránh tiếp xúc gần và chia sẻ đồ dùng cá nhân.
  • Bệnh nhân cúm A cần ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa và bổ sung nước đầy đủ. Nên tăng cường ăn trái cây để bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng.
  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị cúm và không tự ý sử dụng thuốc.

Cách phòng ngừa Cúm A 

Một số biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả

Một số biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả

Cúm A và tìm hiểu cách điều trị là điều vô cùng quan trọng. Vậy nên, bạn cần biết các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm A để bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A, như trẻ em và người cao tuổi. Một số phương pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo như: 

Vệ sinh cá nhân

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên với thời gian tối thiểu là 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước sạch, hãy sử dụng dung dịch rửa tay có chứa cồn. Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc trong các khu vực tập trung đông người.

Tránh tiếp xúc với người bệnh cúm

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên tránh tiếp xúc gần với người bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Thăm khám tại các cơ sở điều trị khi xuất hiện các triệu chứng đáng nghi

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi, người dân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, biết được các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. 

Vệ sinh nơi sống và làm việc

Dọn dẹp và vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn thông thường để giảm khả năng lây nhiễm qua các bề mặt.

Tăng cường sức đề kháng

Tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý và bổ sung dinh dưỡng cân đối để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.Nếu trẻ bị mắc Cúm A thì cần phải chú ý tới giấc ngủ của trẻ để đảm bảo được chế độ, ăn ngủ khoa học

Tiêm vắc-xin phòng cúm

Những đối tượng có nguy cơ mắc cúm cao cần được tiêm vắc-xin phòng cúm đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm vắc-xin cúm trước mùa dịch  giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn ngừa lây lan cúm trong cộng đồng.

Trên đây là những chia sẻ của Hapacol về việc cúm A uống thuốc gì cho hiệu quả. Hãy luôn theo dõi các khuyến nghị và hướng dẫn từ Bộ Y tế, tư vấn của chuyên gia y tế để được hỗ trợ, thông tin cụ thể về việc phòng ngừa, điều trị cúm A. 

Các bài viết khác

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị sốt cao kèm phát ban ở người lớn

Sốt cao kèm phát ban hay sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi...

Bác sĩ chỉ ra sai lầm dùng thuốc giảm đau hạ sốt của người Việt

PGS.TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Dinh chỉ ra nghịch lý dùng thuốc giảm đau hạ sốt của nhiều người:...

Dấu hiệu, triệu chứng Cúm A và cách điều trị Cúm A hiệu quả

Cúm A được xem là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức...

Dấu hiệu Cúm A và Covid, cách phân biệt Cúm A và Covid

Cúm A và Covid là những bệnh lây qua hô hấp, có một số dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, hai loại...

TRẺ BỊ SỐT KÈM NGHẸT MŨI KHÓ THỞ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Trẻ bị nghẹt mũi và sốt do đâu? Muốn điều trị dứt điểm trước tiên bố mẹ cần biết nguyên nhân gây...

Trẻ bị đầy bụng phải làm sao? 4 cách chữa sốt kèm đầy bụng cho trẻ

Trẻ bị đầy bụng khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi. Trong trường hợp này phụ huynh phải làm sao để giảm các...