Cẩm Nang | TÌM HIỂU CÁC BỆNH LÝ VỀ ĐAU NHỨC MU BÀN TAY VÀ ĐẦU NGÓN TAY

TÌM HIỂU CÁC BỆNH LÝ VỀ ĐAU NHỨC MU BÀN TAY VÀ ĐẦU NGÓN TAY

Bàn tay và bàn chân của con người là một cấu trúc phức tạp và tinh tế. Các cơ và khớp ở bàn tay, bàn chân linh hoạt nhưng cũng rất dễ bị chấn thương khi chúng ta vận động quá mức. Cùng Hapacol tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp khiến bạn có thể bị đau nhức mu bàn tay, đau nhức đầu ngón tay cũng như đau nhức đầu ngón chân qua bài viết sau.

1. Viêm khớp

Viêm khớp (tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp) là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức mu bàn tay. Viêm khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng đặc biệt phổ biến ở bàn tay và cổ tay. Trong số các loại viêm khớp thì viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là phổ biến nhất.

Viêm xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi. Theo năm tháng, các khớp ở bàn tay bị hao mòn nhiều. Sụn ​​khớp là một mô trơn bao bọc đầu xương, giúp các khớp vận động trơn tru. Khi sụn khớp giảm dần, các triệu chứng đau đớn sẽ bắt đầu xuất hiện.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Nó làm cho các khớp bị viêm, dẫn đến cứng khớp và đau nhức mu bàn tay. Loại viêm khớp này ảnh hưởng đến các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể của bạn.

Nguyên nhân gây ra đau nhức mu bàn tay là viêm khớp

Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức mu bàn tay

2. Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay là khoảng trống ở giữa các xương cổ tay và dây chằng bao quanh các gân gấp của bàn tay. Nó chứa dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay) và các gân chịu trách nhiệm di chuyển các ngón tay.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi không gian trong ống cổ tay bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp này có thể do sự dày lên của các gân bị kích thích, tình trạng viêm nhiễm hoặc bất cứ thứ gì có thể gây sưng tấy ở khu vực này.

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm bỏng rát, ngứa ran hoặc tê thường xuyên ở lòng bàn tay và các ngón tay. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức mu bàn tay và đau nhức đầu ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

3. Bệnh gout

Bệnh gout, là một dạng viêm khớp phức tạp, gây ra tình trạng vô cùng đau đớn cho người bệnh. Những người bị bệnh gout bị đau đột ngột và dữ dội ở các khớp của họ. Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn chân, ngón chân cái và đầu gối.

Nếu bạn bị bệnh gout ở bàn tay hoặc cổ tay, bạn sẽ bị đau, rát, đỏ và đau nhức chân tay, đau nhức mu bàn tay dữ dội. Bệnh gout thường làm người bệnh tỉnh giấc vào ban đêm do các cơn đau này.

4. Chấn thương bàn tay

Chấn thương bàn tay là nguyên nhân rất phổ biến khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay và đau nhức ngón tay. Cấu trúc phức tạp của bàn tay rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Hơn nữa, bàn tay cũng là bộ phận thường xuyên gặp nguy hiểm. Chấn thương bàn tay thường gặp khi chơi thể thao hoặc do té ngã.

Có 27 xương nhỏ ở mỗi bàn tay và chúng có thể bị gãy do nhiều tác động khác nhau. Gãy xương ở bàn tay có thể khó lành nếu không được điều trị đúng cách. Vết gãy xương kém lành có thể thay đổi vĩnh viễn cấu trúc và sự khéo léo của bàn tay. Ngoài ra, các cơ trên bàn tay có thể bị bong gân hoặc căng và góp phần khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay.

5. Viêm bao gân De Quervain

Viêm bao gân De Quervain là tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến các gân xung quanh ngón tay cái. Hai gân quanh gốc ngón tay cái bị sưng khiến vùng xung quanh gân bị viêm. Tình trạng viêm này gây áp lực lên các dây thần kinh lân cận, gây tê và đau nhức ngón tay cái.

Các triệu chứng khác của bệnh viêm bao gân de Quervain bao gồm đau xung quanh cổ tay gần ngón cái, sưng gần gốc ngón tay cái,…

Viêm bao gân De Quervain gây đau nhức đầu ngón tay

Viêm bao gân De Quervain khiến bạn bị đau nhức ngón tay cái

6. Lupus

Lupus là một bệnh tự miễn dịch, nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh và làm tổn thương các mô khỏe mạnh. Đau nhức mu bàn tay và cứng khớp thường là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus.

Khi bệnh lupus bùng phát, người bệnh sẽ có hiện tượng viêm khắp cơ thể. Tình trạng viêm này khiến lớp màng mỏng xung quanh khớp dày lên, dẫn đến đau và sưng ở bàn tay, cổ tay và bàn chân.

Để khắc phục tình trạng đau nhức mu bàn tay và đau nhức đầu ngón tay, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng (giúp thả lỏng cơ và khớp xương) và chườm lạnh (giúp giảm sưng). Ngoài ra, uống thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn cũng sẽ giúp bạn đối phó với cơn đau tạm thời. Bạn có thể chọn mua các loại thuốc giảm đau xương khớp thương hiệu Hapacol để có hiệu quả cao hơn. Bạn cũng có thể dùng nẹp để ổn định khớp và tránh bị thêm chấn thương thêm.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hand-pain#get-relief

Các bài viết khác

SỐT SIÊU VI Ở NGƯỜI LỚN: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CAN THIỆP TẠI NHÀ

Bối cảnh thời tiết nắng mưa thất thường là thời điểm những bệnh về đường hô hấp tăng mạnh. Ở người lớn,...

Bé ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách trị ho hiệu quả

Khi tiết trời trở lạnh, bố mẹ hay thấy trẻ bị ho về đêm, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt...

CÁC THÓI QUEN TAI HẠI KHIẾN BẠN BỊ ĐAU NHỨC 1 BÊN VAI TRÁI

Đau nhức 1 bên vai trái có thể là kết quả của một chấn thương trong quá trình tập thể hình, nhưng...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG VÀO MÙA LẠNH

Đau nhức khớp xương, chẳng hạn như đau nhức xương khớp chân, đau nhức khớp gối hay đau nhức xương khớp toàn...

5 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ

Có nhiều phương pháp điều trị đau xương khớp tại nhà như: tập thể dục, chườm nóng và chườm lạnh, massage, tinh bột nghệ...

SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Sốt cao và tiêu chảy khá phổ biến ở người lớn. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường khó chịu, mệt...