Cẩm Nang | BỆNH THUỶ ĐẬU NÊN KIÊNG GÌ ĐỂ MAU LÀNH BỆNH?

BỆNH THUỶ ĐẬU NÊN KIÊNG GÌ ĐỂ MAU LÀNH BỆNH?

Ngoài sốt cao khi bị thủy đậu, nổi mụn nước… điều mà người bệnh sợ nhất đó chính là rủi ro để lại sẹo sau khi hết bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra một số lời khuyên dành cho người bị thủy đậu kiêng gì để không để lại sẹo mất thẩm mỹ trên da.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Dựa vào nghiên cứu dịch tễ, đã được chứng minh rằng bệnh thủy đậu thường phát triển mạnh vào mùa đông và đầu xuân. Thời gian ủ bệnh thông thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần, phổ biến nhất là từ 14 – 16 ngày.

Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh thủy đậu bắt đầu vào giai đoạn khởi phát, trong đó xuất hiện các triệu chứng thường gặp như sốt, đau đầu, đau cơ và phát ban. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em, không có dấu hiệu rõ ràng của bệnh thủy đậu.

Trong giai đoạn toàn phát, triệu chứng của bệnh thủy đậu bao gồm sốt cao, đau đầu, kén ăn, mệt mỏi, buồn nôn và đau cơ. Mụn nước có kích thước từ 1 đến 3mm xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, thậm chí cả trong miệng, gây ngứa và khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp nặng, mụn nước có thể lớn hơn và khi bị nhiễm trùng, chúng có thể chứa mủ và có màu đục.

Nếu không có biến chứng, giai đoạn hồi phục của bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày sau khi bệnh xuất hiện. Trong giai đoạn này, các vết mụn nước sẽ dần khô, bong vảy và làm thâm da tại những vị trí mụn nước trước đó. Chính vì thế, vào thời điểm này việc vệ sinh cơ thể cần được chú trọng đặc biệt để tránh nhiễm trùng và sẹo. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị sẹo và trị thâm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh thủy đậu nên kiêng gì?

Điều quan trọng nhất với người bị thủy đậu đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt phải đúng cách và hợp lý để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Có không ít trường hợp bệnh trở nặng là do người bệnh và gia đình tin vào các mẹo chữa bệnh dân gian như kiêng gió, kiêng tắm… Đây là những điều hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ khoa học.

Nếu điều trị thủy đậu sai cách còn dẫn đến sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, nhất là vùng mặt. Các biện pháp thẩm mỹ khó có thể xóa sẹo hoàn toàn, dẫn đến mất thẩm mỹ, tâm lý mặc cảm cho người bệnh. Như vậy thì bệnh thủy đậu nên kiêng gì?

Không tiếp xúc nhiều người

Nguyên nhân gây thủy đậu đến từ virus. Vì vậy, người bệnh nên tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là những nơi công cộng để tránh lây lan virus cho người xung quanh. Đây là biện pháp vừa giúp bảo vệ cho bản thân, vừa giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho những người khác.

Người bị thủy đậu nên tránh tiếp xúc nhiều người

Người bệnh thủy đậu nên hạn chế đến những nơi đông người

Không được gãi, chạm vào nốt thủy đậu

Khi các nốt mụn nước nổi và sưng trên da, gây ra cảm giác ngứa rát và khó chịu. Nếu người bệnh tự ý gãi mạnh, các nốt mụn này sẽ bị vỡ và không được xử lý kịp thời thì rất dễ nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da lành khác. Một khi bị nhiễm trùng thì rất dễ để lại sẹo. Do đó tuyệt đối không nên chạm mạnh, gãi hoặc chọc vỡ các nốt mụn thủy đậu. Ngoài ra nên mặc đồ rộng rãi, mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt trên da.

Không dùng chung đồ cá nhân với người khác

Khi bị thủy đậu sốt cao kiêng gì nhanh khỏi? Tất cả đồ dùng cá nhân, nhất là quần áo, khăn mặt của người bệnh cũng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng và phải được phơi nắng, hoặc là/ủi khô ráo trước khi sử dụng. Không dùng chung khăn mặt hay để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình để tránh lây lan.

Không tắm nước lá

Không nên tắm nước lá cho người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Việc sử dụng thuốc cũng nên cẩn trọng với trẻ bị thủy đậu. Da của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Kinh nghiệm dân gian cho rằng nên tắm lá bàng, lá chè xanh khi trẻ bị bệnh thủy đậu thực chất cũng không hề tốt, thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn vì trong hai loại lá này có chứa chất tanin (chất chát) dễ làm cho các nốt thủy đậu trên da của trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn.

Không cần kiêng nước và gió quạt

Có nhiều người cho rằng bị thủy đậu nên kiêng nước, kiêng tắm, kiêng gió quạt. Nhưng đây chính là quan điểm không có cơ sở khoa học, thậm chí còn gây ra tình trạng viêm nhiễm nốt thủy nặng hơn.

Bệnh thủy đậu bùng phát mạnh khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Lúc này cơ thể càng tiết ra nhiều mồ hôi thì lỗ chân lông càng bị ứ đọng bã nhờn, từ đó gây cảm giác ướt dính khó chịu trên da. Người bệnh thủy đậu mà không tắm gội sẽ càng khiến những nốt phỏng mụn nước có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, thời gian kéo dài bệnh càng lâu hơn và dễ để lại di chứng sẹo.

Hơn nữa, khi cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, dẫn tới viêm nhiễm, thì cảm giác ngứa ngáy lại càng dữ dội, càng khiến người bệnh gãi nhiều hơn. Như đã nêu ở trên, một khi nốt mụn nước bị vỡ sẽ dẫn đến nhiễm trùng.

Tắm gội thường xuyên giúp người bị thủy đậu tránh viêm nhiễm

Người bị thủy đậu nên thường xuyên vệ sinh cá nhân tránh viêm nhiễm

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh những biến chứng nguy hiểm cho bé. Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tránh các loại thịt da cầm, hải sản như tôm, sò, ốc.

Điều nên làm khi bị thủy đậu

Vậy nên điều quan trọng khi bị thủy đậu đó là giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, sinh hoạt như bình thường và chỉ hạn chế tắm, gội quá lâu để tránh bị cảm lạnh. Tốt hơn nên sử dụng nước ấm để tránh làm tổn thương vùng da đang bị nổi mụn nước.

Ngoài ra nếu có sốt cao khi bị thủy đậu người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như thuốc hạ sốt Hapacol và nghỉ ngơi hợp lý, bôi thuốc vào các nốt mụn nước để tránh nhiễm khuẩn… Nếu chú ý thực hiện những lời khuyên trên đây, bệnh thủy đậu có thể “nhẹ nhàng” rời khỏi bạn mà không để lại di chứng gì nghiêm trọng.

Để biết thêm về cách điều trị tình trạng thủy đậu bị sốt thì bạn có thể tham khảo bài viết: BỊ THUỶ ĐẬU CÓ SỐT KHÔNG? THỜI GIAN KÉO DÀI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ em vàsô người lớn cách rửa tay đúng cách, sử dụng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Hạn chế chạm tay vào những vùng mắt, mũi, miệng. Sử dụng khăn giấy hoặc khăn vải riêng biệt để lau mặt và vệ sinh cá nhân.
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: Nếu bạn hoặc người trong gia đình bị bệnh thủy đậu, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác, đặc biệt là trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu. Tránh chia sẻ các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ chơi hoặc đồ ăn uống.
  • Giữ vệ sinh môi trường: Đảm bảo nhà cửa, trường học và môi trường sống sạch sẽ thông qua lau chùi và khử trùng thường xuyên, đặc biệt là các vật dụng tiếp xúc nhiều như bàn, tay nắm cửa, điều hòa không khí và bàn ghế.
  • Tiêm vắc xin: Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, vắc xin phòng bệnh thủy đậu có thể được khuyến nghị. Hãy tham khảo với bác sĩ hoặc trung tâm y tế để biết thông tin chi tiết về lịch tiêm vắc xin và liều lượng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cải thiện sức khỏe chung và hệ miễn dịch bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, ngủ đủ giấc và tránh stress. Điều này có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả virus gây ra thủy đậu.
Các bài viết khác

TRẺ MẤY THÁNG MỌC RĂNG? DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG MẸ CẦN LƯU Ý

Trẻ mọc răng là dấu mốc quan trọng cho thấy trẻ đã sẵn sàng chuyển sang chế độ ăn dặm thay vì...

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU LÀM MẸ

Lần đầu làm mẹ, chắc chắn các bà mẹ sẽ gặp không ít bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc con. Do...

KỸ NĂNG CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TỪ 0-6 THÁNG TUỔI

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời đòi hỏi mẹ ngoài việc có kiến thức về đặc điểm sinh...