Người lớn thường hay chủ quan và cho rằng chỉ có trẻ em mới mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi trên thực tế, bệnh sởi vẫn xuất hiện ở người lớn. Thậm chí, sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng con người nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng bệnh sởi ở người lớn là gì? Cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết sau!
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc chi Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có đặc tính lây lan mạnh qua đường hô hấp, khi người lành hít phải các giọt nước bọt chứa virus của người bệnh. Chính vì vậy, dù đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng số người mắc sởi vẫn có xu hướng gia tăng hàng năm, chủ yếu là ở trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi.
Khi đã bị nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 – 14 ngày. Sau thời gian này, những dấu hiệu phổ biến của bệnh sẽ xuất hiện. Các triệu chứng bệnh sởi thường gặp ở người lớn là:
Ngoài ra, sự xuất hiện của những hạt màu trắng mang tên Koplik cũng là một dấu hiệu bệnh sởi ở cả người lớn lẫn trẻ em. Koplik có kích thước 0.5 – 1mm, thường mọc trong khoang miệng, niêm mạc má của người bệnh và 2 – 3 ngày sau khi xuất hiện Koplik, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu phát ban.
Tương tự như ở trẻ nhỏ, bệnh sởi ở người lớn cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Thông thường, sau khi cơ thể hết sốt và những nốt phát ban cũng lặn dần thì bạn cũng có thể đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao có thể quay trở lại cùng với những cơn đau đầu, co giật, hôn mê và thậm chí bị liệt tứ chi. Đây là những dấu hiệu cho thấy sởi đã phát triển những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Do đó, cách điều trị bệnh sởi ở người lớn chính là tuân thủ theo nguyên tắc chung: làm giảm các triệu chứng và kết hợp chế độ chăm sóc khi bị bệnh sởi, vệ sinh và dinh dưỡng hợp lý.
Khi có dấu hiệu bị sốt cao, người bệnh cần phải nhanh chóng được hạ sốt. Người bệnh có thể sử dụng sản các phẩm có chứa Paracetamol của Hapacol để đưa thân nhiệt về mức an toàn. Cần lưu ý rằng, không nên chủ quan mặc dù người bệnh đang hạ sốt hay các nốt phát ban lặn dần . Tiếp tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của người bệnh trong hai trường hợp:
Các cơn sốt có thể quay trở lại và dẫn theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, phải luôn đảm bảo người bệnh được uống nước đầy đủ, nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, tránh gió lùa nhưng cũng không nên đắp chăn quá dày.
Người bệnh phải thường xuyên vệ sinh thân thể và răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung thêm vitamin A trong chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin A được chứng minh có tác dụng làm giảm đến 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Trong trường hợp đã đến thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc bổ sung vitamin A, lúc này người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định.
Ngoài ra, người bị bệnh sởi cần được cách ly chăm sóc cho dù đang điều trị tại nhà. Do sởi có thể bùng phát thành dịch nghiêm trọng và diễn tiến nhanh, bệnh nhân nên hạn chế tối đa việc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với người khác để tránh lây nhiễm.
Trong trường hợp xấu nhất, khi bệnh phát triển các biến chứng từ sởi, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện. Không được tự ý chữa trị tại nhà để tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và tránh bùng phát dịch sởi.
Với phác đồ tiêm 1 mũi vắc-xin sẽ có hiệu quả khoảng 93% ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với virus. Nếu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi thì sẽ có hiệu quả phòng bệnh lên tới 97%.
Các đối tượng cần tiêm vắc-xin sởi mũi thứ hai bao gồm:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những trường hợp đã đáp ứng miễn dịch với virus sởi sau khi tiêm đủ số mũi vắc-xin thì có khả năng miễn dịch với bệnh sởi suốt đời.
Theo khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai không nên tiêm phòng sởi do đây là vắc-xin sống giảm độc lực, có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ mặc dù nguy cơ này chưa được chứng minh đầy đủ. Vì vậy, chị em nên chủ động tiêm ngừa sởi trước khi mang thai 3 tháng hoặc ít nhất tối thiểu 1 tháng.
Ngoài ra, phụ nữ có thai cần hạn chế tới những nơi đông người cũng như nên mang khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh răng miệng bằng dung dịch súc họng và phải theo dõi sức khỏe ngay khi có các triệu chứng bất thường.
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi. Kháng thể tạo ra không chỉ bảo vệ mẹ mà còn bài tiết qua sữa giúp bé tự tạo miễn dịch với virus sởi, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ.
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị đúng cách. Do vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sởi, bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt. Hãy cùng Hapacol chia sẻ những thông tin về này để nâng cao nhận thức về sởi cho chính những người mà bạn yêu thương nhé.
Nguồn tham khảo:
What Is Measles? https://www.webmd.com/children/vaccines/what-is-measles#1
Measles. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/symptoms-causes/syc-20374857