Cẩm Nang | Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và dễ bùng phát thành dịch. Mặc dù sởi có thể hoàn toàn phòng ngừa bằng vắc-xin, nhưng một số đối tượng chưa tiêm chủng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.

Khi bị bệnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sởi. Người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để nhanh chóng khỏi bệnh, cũng như hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

1. Người bị bệnh sởi nên ăn gì?

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Bạn có biết vì sao vitamin A lại quan trọng đến như vậy trong phác đồ cách điều trị bệnh sởi? Vì khi nồng độ vitamin A trong cơ thể thấp, kháng thể kháng sởi cũng thấp, làm tăng nguy cơ nhiễm sởi. Do đó, việc bổ sung vitamin A là vô cùng quan trọng cả trước và trong khi đang mắc sởi, giúp hạn chế các biến chứng do sởi gây ra cho mắt, chống mù lòa. Ngoài ra, kết quả từ nhiều nghiên cứu cũng cho biết việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giảm đến 50% nguy cơ tử vong do sởi.

“Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành có chỉ rõ, khi phát hiện mắc sởi, người bệnh cần được uống ngay vitamin A theo liều sau:

  • Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp
  • Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp

Trường hợp người bệnh có biểu hiện thiếu vitamin A thì cần lặp lại liều lượng trên sau 4-6 tuần.( xác nhận trong thời gian này).  Cần lưu ý rằng thuốc bổ sung vitamin A cho người mắc sởi phải có chỉ định của bác sĩ, bạn không được tự ý sử dụng. 

Bên cạnh đó, hãy ăn những thực phẩm giàu vitamin A từ những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng… hoặc nguồn gốc thực vật như các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, khoai lang, ớt chuông, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…), các loại rau sẫm màu (rau cải, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, súp lơ xanh…). 

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có chức năng tăng cường hệ miễn dịch, làm lành các vết thương và hạn chế sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn, đồng thời duy trì hoạt động của các cơ quan khác. Khi thiếu kẽm, các chức năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm. Virus có điều kiện thuận lợi hơn để xâm nhập và gây bệnh, trong đó không loại trừ virus sởi. 

thức ăn cần thiết cho người bệnh sởi

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để bổ sung kẽm, bạn còn có thể thu nạp thêm nguyên tố này qua các thức ăn hằng ngày. Những món ăn thông dụng có chứa kẽm là gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm, lươn, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…).

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống dị ứng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, từ đó hỗ trợ người bệnh mau chóng hồi phục.

Bạn có thể dùng những loại thực phẩm giàu vitamin C như: Quả cam, chuối, xoài, bưởi, dưa hấu… hay rau đay, mồng tơi, rau ngót, rau dền, rau muống…

Trong giai đoạn toàn phát sởi, người bệnh sẽ sốt cao và đôi khi kèm theo vã mồ hôi, nôn, gây mất nước. Do đó, bạn có thể sử dụng paracetamol (Hapacol) để nhanh chóng hạ sốt cho người bệnh trước. Sau đó, chú ý bổ sung dinh dưỡng, cung cấp đủ nước (nước lọc, nước ép hoa quả) và chất điện giải cho người bệnh.

Khi người bệnh hạ sốt, các vết ban dần lặn bớt thì vẫn tiếp tục đảm bảo chế độ ăn như trên nhưng cần tăng thêm lượng thức ăn trong ít nhất 2 tuần. Điều này giúp cân bằng lại lượng dinh dưỡng mà người bệnh đã bị mất đi, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

2. Người bị bệnh sởi kiêng gì?

Các loại gia vị cay, thực phẩm tính nóng

Người bệnh sởi thường mọc các vết loét ở niêm mạc miệng. Nếu ăn các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, hành, tỏi, quế, cà ri… sẽ có cảm giác đau rát khó chịu. Ngoài ra, khi ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các vết loét này cũng lâu lành hơn. Nhóm gia vị và thực phẩm này còn có thể gây ra các phản ứng nhiệt, khiến ban sởi nổi dày hơn.

những thức ăn nên ăn của người bệnh sởi

Thức ăn gây dị ứng như hải sản

Khi người bệnh có cơ địa dị ứng với những loại thức ăn nhất định (chẳng hạn như một số loại hải sản), hãy lưu ý và hạn chế ăn các loại thực phẩm này càng ít càng tốt. Vì nếu ăn phải những loại thức ăn gây dị ứng, tình trạng phát ban của người bệnh có thể trở nặng thêm. Thậm chí, các triệu chứng của sởi có thể bị che lấp, khiến bạn cho rằng mình chỉ bị dị ứng thông thường. Trong khi đó, diễn tiến của sởi có thể đã trầm trọng hơn bạn nghĩ, dẫn đến những biến chứng khó lường.

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo xấu

Bên cạnh việc bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng, người mắc sởi cũng cần kiêng các loại thực phẩm chiên rán hay có quá nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh, những món khó tiêu, dễ gây kích ứng tiêu hóa.

tránh thực phẩm béo xấu

Khi ốm, người mắc sởi có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng không cao. Do vậy các thực phẩm khó tiêu sẽ cản trở quá trình hồi phục sức khỏe. Hãy ăn các món ăn sệt, mềm, giàu dưỡng chất như súp hay canh hầm thay vì món chiên xào – tuy có vẻ thơm ngon nhưng không phải là sự lựa chọn đúng đắn cho người đang ốm bệnh. Bên cạnh đó, những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh còn làm tăng nhiễm khuẩn đường ruột, khiến các triệu chứng tiêu chảy, mất nước diễn ra trầm trọng hơn.

Đậu nành, đậu tương có nhiều đạm

Các thực phẩm như đậu nành, đậu tương có chứa lượng đạm cao cũng không tốt cho quá trình điều trị sởi.

Đồ uống có ga, có cồn và caffeine

Khi mắc sởi, người bệnh nên tránh uống các loại nước có ga, có cồn, caffeine như nước ngọt, bia rượu và cà phê. Những thức uống này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sởi.

3. Nên làm gì khi bị bệnh sởi?

Những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng là môi trường của virus tấn công cơ thể. Khi bị sởi người bệnh nên:

không nên ăn gì khi bị bệnh sởi

  • Luôn bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho 4 nhóm thực phẩm: vitamin, khoáng chất, bột đường, đạm và béo.
  • Bổ sung nước đầy đủ, có thể uống thêm orezol để bù nước thêm. Đồng thời cần bổ sung thêm nước ép trái cây để đảm bảo bù nước và chất dinh dưỡng.
  • Chỗ nằm sạch sẽ, sáng sủa.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tuy nhiên tránh trường hợp vệ sinh nhiều làm tăng nguy cơ viêm da, bội nhiễm da.
  • Tránh nơi đông người để lây bệnh, cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Cải thiện chế độ sinh hoạt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng.

Giai đoạn toàn phát sởi

Vitamin A đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ tế bào biểu mô, nồng độ vitamin A thấp sẽ dễ làm cho kháng thể kháng sởi thấp đi, làm tăng nguy cơ mắc sởi.

Thêm vào đó có thể bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, trong đó có sởi.

Bổ sung chất kẽm để tránh hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho sởi xâm nhập và lây bệnh. Kém có chức năng tăng cường hệ miễn dịch, làm lành vết thương và hạn chế xâm nhập của virus, vi khuẩn, duy trì hoạt động của các cơ quan khác.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp
  • Đối với trẻ em từ 6-12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp
  • Đối với trẻ em và người lớn (không áp dụng cho phụ nữ mang thai): uống 200.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp.

Vì sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên người mắc sởi cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với thói quen sinh hoạt phù hợp.

Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kể cả khi người bệnh khỏi bệnh. Tăng thêm thức ăn ít nhất 2 tuần để bù lượng dinh dưỡng bị bất trong quá trình mắc bệnh.

Tất cả các thông tin về khẩu phần ăn uống trên đây có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể để phục hồi nhanh chóng, tránh những biến chứng không đáng có của bệnh sởi. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được người mắc sởi kiêng gì và nên ăn gì. Đừng quên thực hành các biện pháp vệ sinh khác để cùng đẩy lùi dịch sởi bạn nhé!


Nguồn tham khảo:

Why We Need Nutrition To Control Measles. https://www.nutritioncare.net/need-nutrition-control-measles/

Everything You Need to Know About the Measles . https://www.healthline.com/health/measles

Diet Chart For Measles. https://www.lybrate.com/topic/measles-diet

Các bài viết khác

Liệu đau răng hàm có gây đau đầu?

Thực tế, có thể đau răng hàm gây đau đầu hoặc sự kết hợp giữa hai tình trạng này đang cảnh báo...

TOP 8 điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm mạnh sau khi triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin...

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sởi

Theo ghi nhận của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam từ đầu năm, tình hình bệnh sởi ở nước ta xuất...

Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh sởi ở người lớn

Người lớn thường hay chủ quan và cho rằng chỉ có trẻ em mới mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, đây là quan...

Triệu chứng và cách điều trị bệnh sốt siêu vi ở người lớn

Sốt siêu vi ở người lớn là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức trung bình, gây ra do virus....

Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp nguy hiểm bởi một loạt...