Bệnh đau khớp vai là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Chính vì vậy, hiểu rõ về bệnh và các biện pháp phòng ngừa có thể giúp chúng ta chăm sóc và bảo vệ vai một cách tốt nhất. Hãy cùng Hapacol khám phá chi tiết về chủ đề này.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Vai là một trong những khớp quan trọng nhất trong cơ thể, cho phép chúng ta thực hiện nhiều hoạt động hàng ngày như nâng đồ vật, chải tóc, hay nghiêng người. Cấu trúc của khớp vai rất phức tạp và bao gồm nhiều phần như xương cánh quạt của xương cánh tay và xương bả vai, cùng với các cơ, gân, dây chằng và mô mềm khác hỗ trợ và giữ cho khớp ổn định. Trong cuộc sống hiện đại, tần suất và áp lực làm việc lớn khiến cho vai phải hoạt động với tần suất hoạt động nhiều và liên tục. Chính vì thế, tình trạng đau khớp vai xảy ra rất phổ biến hiện nay.
Tìm ra nguyên nhân gây đau vai là “chìa khóa” để đưa ra những phương án chữa trị phù hợp. Sau đây là một vài những nguyên nhân phổ biến nhất:
Để xác định chính xác hơn nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị đau khớp vai hiệu quả, người bệnh cần đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa.
Khi bị đau nhức vai, triệu chứng có thể biến đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, những dấu hiệu phổ biến của đau khớp vai thường bao gồm:
Trong trường hợp vai bị đau do làm việc quá sức, nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất giúp vai phục hồi. Tuy nhiên, để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm bớt đau một cách hiệu quả hơn, có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như căng duỗi cơ vai, ngực và lườn.
Đối với những triệu chứng nhẹ, có thể tự chữa đau khớp vai tại nhà bằng cách chườm vai trong 15-20 phút và tránh các cử động gây đau. Hạn chế hoạt động trên cao và nghỉ ngơi cho vai phục hồi tự nhiên.
Tuy nhiên, những cơn đau nặng hơn cần sự can thiệp chuyên sâu. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm triệu chứng đau. Các bài tập vật lý trị liệu cũng hỗ trợ cải thiện khả năng và phạm vi cử động của vai.
Trong một số trường hợp đau khớp vai nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật nội soi khớp vai. Phẫu thuật này thực hiện thông qua ống nội soi được đưa vào vùng vai để điều trị các vấn đề trong khớp vai. Việc này cần thăm khám kỹ càng và thảo luận với bác sĩ trước để bệnh nhân có thể nắm rõ quy trình cũng như giảm bớt nỗi lo trước khi bước vào phòng mổ.
Để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho khớp vai, có một số biện pháp phòng ngừa đau khớp vai mà chúng ta nên áp dụng. Đầu tiên, việc tập thể dục và vận động đều đặn rất quan trọng. Thực hiện các bài tập như bơi lội, đi bộ, chạy nhẹ, và các bài tập kéo căng giúp tăng cường cơ bắp và giảm nguy cơ đau khớp vai. Ngoài ra, tránh tình trạng quá tải và rướn tay quá mức là điều cần lưu ý. Nếu công việc cần phải rướn tay nhiều, hãy thay đổi tư thế làm việc và thường xuyên nghỉ ngơi để giảm áp lực lên khớp vai. Hay với một số vận động viên, trước khi tập cần khởi động thật kỹ.
Thứ hai, nếu có các bệnh lý khác như viêm khớp, bệnh loãng xương hay vấn đề cột sống, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách để tránh tác động tiêu cực đến khớp vai. Sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như băng đô, đai hỗ trợ cũng giúp giảm tác động lên khớp khi tham gia các hoạt động căng mỏi.
Cuối cùng, việc thư giãn và nghỉ ngơi đủ cũng cần được coi trọng để cho cơ bắp và khớp vai phục hồi sau khi thực hiện các hoạt động căng mỏi.
Vai là bộ phận hoạt động linh hoạt và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiều hoạt động hàng ngày. Vì vậy, hãy bảo vệ và duy trì một sức khoẻ tốt cho chúng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa đau khớp vai hàng ngày mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên.
Nguồn tham khảo:
https://tamanhhospital.vn/dau-vai/