Cẩm Nang | Trẻ bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục

Trẻ bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục

Bài viết dưới đây Hapacol sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc: “nên làm gì khi trẻ bị sốt”, đồng thời giúp phụ huynh có phương pháp xử lý kịp thời, nhằm giúp bé giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Dấu hiệu sốt ở trẻ em

Để giải đáp cho câu hỏi làm gì khi trẻ bị sốt? Các bậc phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu khi trẻ bị sốt. Theo đó, trẻ được xem là bị sốt khi có các dấu hiệu:

  • Thân nhiệt tăng cao (trẻ em sốt 38 độ trở lên). 
  • Đổ mồ hôi. 
  • Người lơ mơ, mệt mỏi, bỏ bú, bỏ ăn uống. 
  • Trông bé nhợt nhạt. 
  • Cáu kỉnh. 
  • Nôn ói.
Khi bé bị sốt,thường khó chịu và mệt mỏi

Sốt khiến trẻ vô cùng khó chịu và mệt mỏi

Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì?

 Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, do các nguyên nhân như: 

  • Sốt do nhiễm virus như cảm cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt do virus sởi, sốt do thủy đậu, sốt do bệnh tay chân miệng.  Sốt virus có xu hướng giảm dần từ 3 ngày đến 7 ngày. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả với virus, vì vậy không được kê đơn.
  • Sốt do nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn não – màng não, sốt phát ban. Sốt do vi khuẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác. Thuốc kháng sinh có thể sử dụng trong trường hợp sốt do vi khuẩn, khi trẻ bị sốt cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. 
  • Sốt do tiêm chủng
  • Sốt do mọc răng, sẽ hết sau 1 – 2 ngày.

Cách đo thân nhiệt trẻ khi bé sốt cao 

Để biết được bé sốt bao nhiêu độ và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé tại nhà, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đo thân nhiệt của trẻ khi bị sốt theo 4 cách dưới đây:

  • Đo thân nhiệt ở nách: Đây là cách đơn giản và an toàn nhất, nhưng không chính xác lắm. Bạn cần có một nhiệt kế điện tử hoặc thủy ngân, và làm sạch đầu dò bằng cồn hoặc nước sôi. Bạn để trẻ nằm ngửa hoặc nằm sấp, và đặt đầu dò nhiệt kế vào nách trẻ, sao cho nó tiếp xúc với da. Bạn giữ tay trẻ để nách trẻ kín, và chờ cho đến khi nhiệt kế báo hiệu. Bạn lấy nhiệt kế ra và xem kết quả. Nhiệt độ nách thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 0.5 độ C.
  • Đo thân nhiệt ở miệng: Đây là cách chính xác hơn, nhưng chỉ dùng được cho trẻ lớn hơn 5 tuổi, và có thể gây khó chịu cho trẻ. Bạn cũng cần có một nhiệt kế điện tử hoặc thủy ngân, và làm sạch đầu dò. Bạn để trẻ ngồi thẳng, và đặt đầu dò nhiệt kế dưới lưỡi trẻ, sao cho nó nằm giữa hai hàm. Bạn bảo trẻ đóng miệng lại, và chờ cho đến khi nhiệt kế báo hiệu. Bạn lấy nhiệt kế ra và xem kết quả. Nhiệt độ miệng thường cao hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 0.5 độ C.
  • Đo thân nhiệt ở tai: Đây là cách nhanh và tiện lợi, nhưng cần có một nhiệt kế tai chuyên dụng, và cần đặt đúng vị trí. Bạn cần có một nhiệt kế tai, và thay đầu dò mới cho mỗi lần đo. Bạn để trẻ nằm ngửa hoặc ngồi thẳng, và kéo nhẹ vành tai trẻ lên và ra sau, để tạo một đường thẳng từ miệng đến tai. Bạn đặt đầu dò nhiệt kế vào lỗ tai trẻ, và nhấn nút đo. Bạn chờ cho đến khi nhiệt kế báo hiệu. Bạn lấy nhiệt kế ra và xem kết quả. Nhiệt độ tai thường gần bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Đo thân nhiệt ở trực tràng: Đây là cách chính xác nhất, nhưng cũng khó chịu và mất thời gian nhất. Bạn cần có một nhiệt kế điện tử hoặc thủy ngân, và bôi một chút dầu hoặc vaseline lên đầu dò. Bạn để trẻ nằm ngửa hoặc nằm sấp, và nhẹ nhàng đưa đầu dò nhiệt kế vào hậu môn trẻ, khoảng 2-3 cm. Bạn giữ nhiệt kế ở đó, và chờ cho đến khi nhiệt kế báo hiệu. Bạn lấy nhiệt kế ra và xem kết quả. Bạn cần làm sạch nhiệt kế kỹ sau khi dùng. Nhiệt độ trực tràng thường cao hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 0.5 độ C.

Đối với từng độ tuổi, sẽ có cách đo thân nhiệt khác nhau. Bạn có thể tham khao theo nội dung dưới đây:

  • Dưới 3 tháng: đo thân nhiệt ở trực tràng hoặc trán
  • 4 tháng tuổi trở lên: đo thân nhiệt ở trực tràng, trán hoặc nách
  • Trên 6 tháng tuổi: đo thân thiệt ở trực tràng, trán, tai hoặc nách
  • 4 tuổi trở lên: đo thân nhiệt ở miệng, trán, tai hoặc nách

Trẻ sốt cao ba mẹ cần xử lý như thế nào?

Một số bố mẹ thường chủ quan khi bé có biểu hiện sốt nhẹ vì quan niệm rằng cơn sốt có thể biến mất mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, cơ thể chỉ có thể hoạt động hiệu quả nhất trong một phạm vi nhiệt độ cơ thể nhất định. Nhiệt độ bình thường của người khỏe mạnh thường thuộc khoảng 37ºC. Ngoài phạm vi này, các phản ứng sinh hóa của cơ thể không còn hoạt động tốt như cũ.

Do đó, bố mẹ cần nắm cách xử lý khi trẻ bị sốt cao. Việc duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể cho trẻ ở mức tối ưu là điều cần thiết. Mặt khác, trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi dễ gặp nguy cơ co giật khi sốt với những biểu hiện như mất ý thức, tay chân run rẩy. Sốt cao co giật có ảnh hưởng gì đến trẻ? Bố mẹ phải đặc biệt chú ý, vì co giật do sốt là tình trạng “báo động đỏ” vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Lúc này, bạn nên:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc sấp trên mặt phẳng.
  • Loại bỏ bất kỳ vật sắc nhọn nào gần bé.
  • Nới lỏng quần áo, giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Ngăn ngừa bé tự gây thương tích cho chính mình.

Lưu ý khi co giật bé dễ cắn nhầm lưỡi nên có thể dùng muỗng inox để ngang miệng. Đừng cố gắng dùng bút hay vật gì dễ bể vì có thể gây nguy hại thêm cho bé. Sau đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây sốt cũng như có các phương pháp điều trị kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ khi trẻ sốt

Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của bé thường xuyên khi bị sốt để theo dõi tình hình sức khỏe của bé

Cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục

Khi trẻ có các biểu hiện quấy khóc, thân nhiệt tăng, nhiều phụ huynh thường tỏ ra lo lắng, không biết khi trẻ sốt cao nên làm gì. Dưới đây là các cách mà bố mẹ nên làm khi trẻ sốt để hạ sốt cho bé và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:

  • Xác định nhiệt độ cơ thể của bé bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế kỹ thuật số để biết chính xác trẻ có bị sốt hay không. Đối với trẻ sơ sinh (1 tháng đến 12 tháng tuổi) nên đo nhiệt độ  trực tràng (hậu môn) mới đem đến kết quả chính xác nhất. Bởi vì nhiệt độ ở các vị trí như nách, trán, tai thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Cho bé uống nhiều nước, có thể sử dụng dung dịch muối đường Oresol thay cho nước để ngăn ngừa mất nước và bổ sung các chất điện giải cho trẻ.
  • Cho bé nghỉ ngơi và sinh hoạt trong môi trường rộng rãi, thoáng mát.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm để ổn định thân nhiệt.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin C.
  • Sử dụng các loại thuốc hạ sốt như: paracetamol, ibuprofen,… Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đối với trẻ hơn 2 tuổi liều dùng sẽ được kê trên bao bì. Nếu trẻ dưới 2 tuổi hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc sử dụng thuốc ibuprofen (thuốc phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên). Nếu bé sốt cao liên tục, hãy đưa bé thăm khác bác sĩ ngay lập tức.

Không nên làm gì khi bị sốt?

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, vì sẽ dẫn đến hội chứng Reye
  • Không tắm và lau người trẻ bằng nước lạnh và cồn, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.
  • Không nên ủ ấm bé bằng chăn bông và quần áo dày khi bé đi ngủ.
  • Không sử dụng thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh với trẻ dưới 4 tuổi.
  • Không tự ý sử dụng thuốc ở những lần bệnh trước nếu không có chị đỉnh của bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Nếu tình trạng sốt ở trẻ nhỏ không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể không khuyến nghị bất kỳ liệu pháp điều trị nào. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy quá khó chịu, các chuyên gia có thể đưa ra khuyến nghị:

Chỉ định dùng thuốc không kê đơn

Đối với tình huống sốt quá cao hoặc cơ thể khó chịu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn cho bé sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt trẻ em không kê đơn có tác dụng hạ sốt nhanh chóng, chẳng hạn như: 

  • Paracetamol.
  • Ibuprofen.
  • Decongestant.
Cho bé dùng thuốc hạ sốt cần đủ và đúng liệu lượng

Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé cần tuân thủ đúng liệu lượng, hướng dẫn trên nhãn dán và khuyến nghị của bác sĩ

Khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt trên, cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn trên nhãn dán hoặc khuyến nghị từ bác sĩ.
  • Không lạm dụng thuốc.
  • Uống quá liều paracetamol, ibuprofen, hoặc Decongestant có nguy cơ gây tổn thương gan, thận hay thậm chí là tử vong. Hệ quả này tương tự với tình huống uống những loại thuốc trên liên tục trong thời gian dài.

Lưu ý: Aspirin chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Đối với trẻ nhỏ hơn, loại thuốc NSAIDs này có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye.

Kê đơn thuốc theo toa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, bác sĩ có thể sẽ kê cho bé đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả đối với trường hợp sốt do nhiễm virus. Đối với tình huống này, thuốc kháng virus sẽ là lựa chọn tốt hơn. Mặc dù vậy, cách hạ sốt nhanh cho trẻ tốt nhất trong những trường hợp phát sinh bệnh do virus vẫn là nghỉ ngơi nhiều và uống nước liên tục.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức: 

  • Bé sốt cao liên tục. Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38 độ C. Vậy nếu trẻ sốt 37.5 độ có sao không? Với trường hợp này, bạn cần theo dõi thân nhiệt của bé tại nhà trước khi đến thăm khám bác sĩ.
  • Trẻ mê man, lừ đừ. 
  • Trẻ đau khi đi tiểu. 
  • Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát. 
  • Trẻ có biểu hiện co giật. 

Trên đây là những giải đáp nên làm gì khi trẻ bị sốt mà bố mẹ có thể tham khảo. Sốt là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ em nhưng bố mẹ không được chủ quan mà cần tìm cách hạ sốt nhanh cho bé, tránh thân nhiệt tăng cao và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 


Nguồn tham khảo:

Fever. https://www.drugs.com/mcd/fever

Is Paracetamol a cure to all kind of Fevers? https://www.fortishealthcare.com/blog/fever-paracetamol/

Fever – Science topic. https://www.researchgate.net/topic/Fever.

Các bài viết khác

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là...

CÁCH HÚT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, nên trẻ rất dễ bị các...

HO NHIỀU KHI SỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ?

Ho sốt là triệu chứng của một số bệnh thường gặp về đường hô hấp, nhưng không phải ai cũng có thể...

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Nhiều bố mẹ cho rằng khi bị sốt phát ban, trẻ cần được kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… mới nhanh hết...

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ...

Những thực phẩm nên bổ sung cho bé mùa nóng

Mùa hè nắng nóng, tốt nhất nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ. Hạn chế...