Cẩm Nang | Cẩm nang | Nguyên nhân bị đau cổ chân và các phương pháp điều trị

Nguyên nhân bị đau cổ chân và các phương pháp điều trị

Đau cổ chân có lẽ không phải tình trạng hiếm gặp trên thực tế nữ. Những cơn đau là cảnh báo về bệnh lý xương khớp, nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau cổ chân, bởi thế cần xây dựng những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Cùng khám phá các thông tin liên quan đến đau cổ chân với Hapacol trong bài viết sau!

1. Tình trạng đau cổ chân là gì?

Tình trạng đau cổ chân là tình trạng mà người bệnh cảm thấy đau và khó chịu ở vùng cổ chân, nhất là khi xoay cổ chân bị đau. Cổ chân bao gồm các cấu trúc như xương, khớp, gân, cơ, dây chằng và mô mềm xung quanh, và các vấn đề liên quan đến bất kỳ cấu trúc nào trong khu vực này có thể gây ra đau cổ chân.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ chân 

Đau cổ chân có dễ chữa hay không?

Đau cổ chân có dễ chữa hay không?

Đau cổ chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và liên quan đến các cấu trúc trong vùng cổ chân như xương, vùng khớp, sụn, dây chằng, gân và cơ. Một số nguyên nhân phổ biến có thể thấy như:

Bong gân 

Thường xảy ra khi cổ chân bị xoay hay vặn mạnh, gây rách dây chằng giữ các xương với nhau. Các động tác xoay cổ chân cũng có thể gây tổn thương tới sụn hoặc gân.

Bệnh gout 

Là tình trạng khi acid uric tích tụ trong cơ thể và tạo thành các tinh thể trong các khớp, gây ra cơn đau nhói. Giả gút cũng gây triệu chứng tương tự khi canxi lắng đọng tích tụ trong khớp. Cả gout và giả gút có triệu chứng đau, sưng và đỏ tại các vùng bị ảnh hưởng.

Viêm khớp 

Cũng có thể gây ra đau cổ chân và thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến nhất trong các bệnh viêm khớp. Thoái hóa khớp thường xảy ra do sự mòn và rách của khớp khiến tuổi tác cao hơn có nguy cơ cao hơn.

Viêm khớp là tình trạng thường thấy 

Viêm khớp là tình trạng thường thấy

Viêm khớp nhiễm khuẩn 

Là một loại viêm khớp do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Nếu cổ chân bị ảnh hưởng, nó có thể gây đau cổ chân.

Viêm gân của cổ chân bao gồm viêm gân Achilles, gân chày sau và gân mác

Viêm gân cổ chân thường xảy ra do chấn thương đột ngột trong thể thao như bị đau cổ chân khi đá bóng, nhưng cũng có thể do bệnh viêm nền như viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp. Tất cả các loại viêm gân này gây đau, sưng và mềm tại vùng gân bị ảnh hưởng.

3. Các phương pháp điều trị đau cổ chân hiệu quả 

Để điều trị tình trạng tự nhiên bị đau cổ chân, hãy áp dụng những phương pháp dưới đây:

3.1. Dừng luyện tập 

Khi bạn gặp cơn đau trong cổ chân khi tập luyện hoặc chạy bộ, việc dừng ngay lập tức là cần thiết để tránh gây tổn thương nghiêm trọng. Khi ngừng chạy, nên kê cao chân từ 10-20cm để giúp máu lưu thông tốt hơn và hỗ trợ trong việc giảm sưng và đau.

Sau khi dừng chạy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi cần phụ thuộc vào mức độ và tính chất của đau cổ chân. Nếu đau cổ chân chỉ nhẹ và tự giảm sau một thời gian ngắn, bạn có thể nghỉ ngơi trong vài ngày để cho cổ chân hồi phục.

3.2. Chườm khăn/đá lạnh 

Chườm lạnh là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm sưng tấy và làm dịu cơn đau trong cổ chân bị thương, đặc biệt là bị đau cổ chân khi đá bóng. Bạn có thể sử dụng đá hoặc miếng chườm lạnh để áp lên vùng cổ chân bị đau. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi chườm lạnh:

  • Nên chườm lạnh trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, và không nên chườm quá lâu để tránh gây tổn thương da.
  • Bạn có thể chườm lạnh từ 4-8 lần mỗi ngày, tùy vào mức độ đau và sưng.
  • Chườm lạnh là phương pháp hữu ích sau khi gặp chấn thương hoặc sau khi tập luyện để giảm tác động lên cổ chân.
  • Để tránh bỏng lạnh hoặc tổn thương da, hãy bọc đá hoặc miếng chườm lạnh trong khăn sạch trước khi áp lên cổ chân.

Chườm lạnh thường chỉ giúp giảm đau tạm thời và phù hợp với những trường hợp đau nhẹ. Nếu cơn đau cổ chân nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chườm lạnh là phương pháp được áp dụng thường xuyên 

Chườm lạnh là phương pháp được áp dụng thường xuyên

3.3. Tập các bài tập phục hồi chức năng

Tập phục hồi chức năng là một phương pháp quan trọng để hỗ trợ trong việc giảm đau và phục hồi cổ chân sau chấn thương hoặc khi gặp vấn đề về xương khớp. Tập phục hồi chức năng bao gồm các bài tập và động tác nhằm tăng cường cơ bắp, cải thiện linh hoạt và thăng bằng của cổ chân, và tăng cường khả năng vận động. Tập phục hồi chức năng giúp tăng cường cơ bắp quanh vùng cổ chân, giúp làm ổn định khớp và giảm tải lực cho các cấu trúc xung quanh. Bằng cách củng cố và tăng cường cơ bắp, tập phục hồi chức năng giúp giảm nguy cơ chấn thương và hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương.

Bên cạnh đó, khi tập phục hồi chức năng giúp cổ chân trở nên linh hoạt hơn, tăng khả năng vận động, cổ chân sẽ trở nên mạnh mẽ, ổn định hơn, giúp giảm cơn đau và làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi hoạt động. Trước khi bắt đầu tập phục hồi chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về thể dục thể thao để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện các bài tập đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

3.4. Sử dụng thuốc để điều trị 

Sử dụng thuốc có thể là một phương pháp hữu hiệu để giảm đau cổ chân khi chạy bộ. Một số loại thuốc như Paracetamolthuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen hoặc Naproxen có khả năng giảm viêm, giảm đau, từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi gặp phải đau cổ chân do chấn thương hay viêm nhiễm.

Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau

Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau

Bạn cần tuân thủ liều lượng được đề xuất và không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc. Nếu cần thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài mà không có sự hướng dẫn hoặc chỉ định từ bác sĩ. Lạm dụng thuốc có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là có thể gây tổn thương cho các cơ quan như dạ dày, tá tràng và thận. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ sử dụng thuốc chỉ nên là biện pháp tạm thời và không thể thay thế việc điều trị căn bệnh gốc.

3.5. Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một phương pháp điều trị không dùng thuốc và không cần phẫu thuật, tập trung vào điều chỉnh cấu trúc và chức năng của cột sống để giúp giảm đau và cải thiện xoay cổ chân bị đau. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp đau cổ chân do vấn đề cơ xương khớp, chẳng hạn như trật khớp, viêm khớp, bong gân, viêm gân, và các tình trạng chèn ép dây thần kinh tại khu vực cổ chân.

Bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống sẽ sử dụng các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên khoa nhằm điều chỉnh các vị trí xương bất thường trong cột sống và các khớp, từ đó giúp cải thiện sự cân bằng và chức năng của cơ thể. Các thao tác nắn chỉnh thường được thực hiện thông qua cú đấm nhẹ hoặc áp lực nhẹ lên vùng cần điều chỉnh. Một buổi điều chỉnh thường kéo dài từ 10 đến 30 phút, tùy thuộc vào tình trạng và phản ứng của người bệnh.

4. Cách phòng ngừa đau cổ chân 

Phòng ngừa là một phần quan trọng trong việc giảm nguy cơ tự nhiên bị đau cổ chân. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng này:

Chọn giày phù hợp

Hãy đảm bảo bạn sử dụng giày chạy bộ chất lượng, vừa chân và loại dành riêng cho chạy bộ. Giày chạy bộ có tính đàn hồi và hỗ trợ tốt cho đôi chân trong quá trình chạy, giúp giảm tác động và chấn thương cho cổ chân.

Xây dựng cường độ tập luyện vừa sức

Đừng tập luyện quá sức hoặc quá nhẹ. Hãy xây dựng chương trình tập luyện phù hợp với sức khỏe và cơ địa của bạn, từ từ tăng cường cường độ để cơ thể thích nghi và tránh quá tải cho cổ chân.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Đảm bảo cơ thể nhận đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi. Canxi là yếu tố quan trọng giúp tăng cường xương, giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện sức mạnh cho cổ chân.

Sử dụng băng dán cơ Rocktape

Rocktape là một loại băng dán cơ học có khả năng hỗ trợ và giảm tác động lên các cơ và khớp. Sử dụng Rocktape trong quá trình chạy bộ có thể giúp giảm nguy cơ bị chấn thương và hỗ trợ tốt hơn cho cổ chân.

Với những chia sẻ về nguyên nhân đau cổ chân và các phương pháp điều trị ở trên, Hapacol tin chắc rằng bạn đã có cho mình cách phòng ngừa tình trạng xoay cổ chân bị đau. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về căn bệnh này, hãy liên hệ Hapacol để được giải đáp kịp thời nhé!

Nguồn tham khảo:

https://hellodoctors.vn/trieu-chung/dau-co-chan-la-dau-hieu-cua-nhung-benh-gi.html

https://acc.vn/nguyen-nhan-dau-co-chan-khi-chay-bo-va-cach-khac-phuc-hieu-qua/#3_Khac_phuc_tinh_trang_dau_co_chan_khi_chay_bo_nhu_the_nao

Các bài viết khác

7 cách trị đau khớp gối tại nhà an toàn và hiệu quả

Đau khớp gối là vấn đề phổ biến ở nhiều người đặc biệt là ở người trung niên trở lên. Tình trạng...

Viêm khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp gối là một bệnh lý liên quan đến mô sụn và cấu trúc xương trong khớp gối, gây đau và ...

Tìm hiểu về bệnh đau khớp vai và các biện pháp phòng ngừa

Bệnh đau khớp vai là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của...

ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ KHI BỊ SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy sốt...

CÁC DẤU HIỆU KHÁC CỦA SỐT Ở TRẺ CẢNH BÁO SỰ NGHIÊM TRỌNG

Mặc dù các bậc cha mẹ thường lo lắng khi trẻ bị sốt cao, nhưng sốt cao không hẳn cho thấy nguyên...

NHẬN BIẾT SỐT VIRUS VÀ SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết và sốt virus rất dễ bị nhầm lẫn vì có một số điểm giống nhau. Xác định đúng bệnh...