Mọc răng đánh dấu bước phát triển của bé từ bú mẹ chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Để trẻ mọc răng không sốt, mẹ nên biết những bí quyết gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Khi bé được 3 tháng 10 ngày – tức là sắp bước vào giai đoạn mọc răng. Bố mẹ chú ý một số dấu hiệu trẻ mọc răng như bên dưới để có cách chăm sóc phù hợp.
Những tín hiệu đầu tiên của việc mọc răng ở trẻ đó là cảm giác ngứa ngáy vùng lợi khiến trẻ bứt rứt khó chịu. Để giảm cơn ngứa đó, bé hay gặm cắn đồ vật hay mút ngón tay nhiều hơn. Lúc này bố mẹ nên mua cho bé vòng gặm cao su hoặc ti giả để không làm tổn thương lợi của bé.
a
Trẻ mọc răng thường bị đau nhức răng lợi khiến bé bỏ bú, bú ít và quấy khóc nhiều hơn. Bú ít cộng với sự thay đổi miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn này có thể làm bé dễ bị ốm, sốt, tiêu chảy. Bố mẹ chú ý kết hợp nhiều nguồn dinh dưỡng ngoài việc bú mẹ để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Trẻ sốt mọc răng thường là sốt nhẹ, nhưng nếu sốt cao thì có thể do các nguyên nhân bệnh lý hoặc sốt virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên… Trẻ sốt cao không hạ nên đưa bé đến bác sĩ nhanh chóng.
Trẻ mọc răng gây ra các cơn đau không chỉ khiến bé khó chịu mà còn khiến trẻ sơ sinh sốt nhẹ không ngủ được, nhất là vòa ban đêm. Trẻ có thể giật mình quấy khóc, rất cần sự kiên nhẫn của bố mẹ để vỗ về đưa bé vào giấc ngủ trở lại.
Mẹ nên lấy khăn thấm nước lạnh hoặc bọc 1 viên nước đá nhỏ để chườm lên vùng đang sưng đau do mọc răng của bé. Đây là cách làm dịu cơn nhức răng của bé nhanh chóng. Tuy nhiên không nên cho bé uống nhiều nước lạnh hay ngậm đá trong miệng vì dễ làm trẻ bị viêm họng.
Trường hợp bé mọc răng sốt từ trên 38.5 độ C, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol (Hapacol) theo liều lượng phù hợp với cân nặng.
Trong giai đoạn mọc răng, đây là lúc lợi của bé đang trong thời điểm nhạy cảm nhất và dễ bị nhiễm trùng. Do đó bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé, nhất là sau khi ăn xong. Có thể dùng tay quấn băng gạc hay đồ chuyên dụng để lau xung quanh khu vực đang mọc răng của bé. Lau sạch nước dãi bị ứa ra của bé để hạn chế viêm nhiễm trên da.
Ngoài những cách để trẻ mọc răng không sốt như trên, khi bé đang trong giai đoạn này rất cần được mẹ quan tâm và theo dõi tình trạng của bé để quá trình mọc răng diễn ra suôn sẻ nhất.
Bé có thể bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4, nhiều trường hợp có thể bắt đầu muộn hơn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Ghi nhớ quá trình mọc răng của trẻ để có sự chuẩn bị cần thiết cho bé.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu mọc răng (chảy dãi, hay gặm cắn, quấy khóc, khó ngủ) sớm hay muộn so với mốc thời gian trên từ vài tuần đến 1 tháng thì bố mẹ không cần quá lo lắng nhé. Nhưng nếu chậm hơn 2 tháng trở lên, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để khám xem liệu bé có gặp vấn đề gì hay không nhé!
Trên đây là những cách hạ sốt khi trẻ mọc răng, không đau mà mẹ cần biết. Mọc răng chính là mốc thời điểm đánh dấu bước phát triển của bé sang giai đoạn sẵn sàng để ăn dặm, hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết cách chăm sóc bé tốt hơn trong quá trình này rồi nhé!
Nguồn tham khảo: