Cẩm Nang | Trẻ mọc răng không chịu ăn: Mẹ phải làm sao?

Trẻ mọc răng không chịu ăn: Mẹ phải làm sao?

Trẻ mọc răng lười ăn – nỗi lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Cùng Hapacol tìm hiểu tại đây nhé!

1. Vì sao bé bỏ ăn?

Bé mọc răng không chịu ăn là hiện tượng rất phổ biến. Lý do là bé khó chịu vì những cơn đau nhức khi răng mọc.

Lúc này phần nướu của bé sưng đỏ và nứt ra cho răng sữa mọc lên. Bé sẽ cảm thấy đau, có thể sốt, quấy khóc dẫn đến chán ăn, bỏ ăn.

Một lý do khác khiến trẻ chán ăn trong giai đoạn sốt mọc răng ở trẻ, đó là các enzyme được tiết ra tập trung vào những vị trí răng đang mọc nhằm thúc đẩy răng nhú ra ngoài. Lúc này các enzyme tiêu hóa giảm đi, dẫn đến trẻ mất cảm giác thèm ăn.

Khi bé mọc răng thường chán ăn, bỏ ăn

Trẻ chán ăn là hiện tượng bình thường khi mọc răng

Sốt mọc răng ở trẻ là vấn đề khá bình thường tuy nhiên nhiều người muốn không xảy ra tình trạng này đối với trẻ. Vậy thì phải làm sao hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết: Làm Sao Để Trẻ Mọc Răng Không Bị Sốt?

2. Dấu hiệu trẻ chán ăn

Khi trẻ mọc răng nanh rất dễ xảy ra hiện tượng chán ăn. Theo trình tự mọc răng, trẻ từ 16 – 22 tháng tuổi sẽ mọc răng nanh. Nhưng không phải bé nào cũng thế. Có nhiều trường hợp ngay từ khi mọc răng cửa – những chiếc răng đầu tiên trẻ cũng có dấu hiệu bỏ ăn, chán ăn khi 6 tháng tuổi. Các dấu hiệu trẻ mọc răng bao gồm:

Mẹ kiểm tra phần nướu thấy hiện tượng bị sưng, tấy đỏ, khi sờ vào cảm thấy nóng. Nếu không vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn hoặc cho bú, trẻ dễ bị viêm loét lợi.

Bé hay chảy dãi quanh miệng.

Bé bị sốt, rối loạn tiêu hóa, phát ban…

Thường xuyên cho tay vào miệng, nhất là hay chạm vào các vị trí mọc răng.

Bé thường xuyên khó chịu, mệt mỏi, bỏ bú sữa mẹ…

Thời gian cho răng nhú hoàn toàn khỏi nướu, thông thường là từ 3 – 5 ngày. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ mọc răng lười ăn chỉ trong vài hôm. Nếu hệ miễn dịch yếu thì các triệu chứng mọc răng ở trên kéo dài hơn đồng thời trẻ hay bỏ ăn nhiều hơn.

3. Làm thế nào khi trẻ biếng ăn?

Việc uống nước có thể làm dịu cơn đau nướu cho bé, do đó mẹ đừng quên bổ sung nước cho bé nhé! Bé mọc răng không chịu ăn mẹ có thể bù vào bằng cách cho bé uống thêm nước để không ảnh hưởng đến nướu của bé cũng như đảm bảo sự trao đổi chất được diễn ra bình thường.

Bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn bằng khăn mềm thấm nước muối sinh lý giúp sát khuẩn vùng mọc răng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé

Chăm sóc răng miệng cho bé để bé dễ chịu hơn

Không nên cho trẻ ngậm núm ti giả hay núm bình sữa trong khi ngủ. Việc ngậm các đồ vật này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ làm bé bị viêm hoặc sốt.

Thường xuyên massage vùng lợi chỗ mọc răng bằng khăn mềm để bé giảm cảm giác đau, để bé ăn ngon ngủ ngon hơn. Bạn có thể tham khảo một số mẹo giúp trẻ mọc răng không đau không sốt.

Trẻ mọc răng lười ăn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, mà hãy kiên nhẫn hết sức có thể với bé. Đừng ép bé ăn cho bằng được, thay vào đó có thể áp dụng một số cách sau đây đễ trẻ ăn uống dễ chịu hơn.

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ như bình thường. Trẻ trong 6 tháng đầu tiên phải được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo phát triển toàn diện. Sau khi cho bé bú xong, mẹ nên làm sạch khoang miệng cho bé như hướng dẫn trên.

Với bé đang ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm và dễ nuốt như cháo, súp, nước hầm… Nấu chung với các nguyên liệu giàu dinh dưỡng từ cá, thịt, rau củ. Ngoài ra không nên bắt bé ăn quá nhiều trong 1 bữa, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho bé.

Để bé có hàm răng chắc khỏe, đừng quên bổ sung canxi từ tôm, cua cá, đậu trắng, quả kiwi… Nếu bé không ăn trái cây tươi, mẹ có thể thay thế bằng nước ép trái cây đảm bảo vitamin với các khoáng chất thiết yếu đảm bảo hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh.

Trẻ mọc răng hay có thói quen gặm cắn đồ vật cứng. Vậy mẹ có thể cho bé nhai cà rốt, củ cải để giảm cơn ngứa cho bé, đồng thời cũng kích thích răng bé mọc nhanh hơn.

Giai đoạn bé mọc răng không chịu ăn có thể qua đi nếu biết chăm sóc đúng cách. Và mẹ cũng không nên ép bé ăn vì có thể gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài thức ăn mẹ có thể cho bé uống thêm kẽm, vitamin nhóm B, lysine, men tiêu hóa vi sinh để trẻ ăn ngon miệng hơn.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cách chăm sóc khi bé mọc răng không chịu ăn. Hy vọng những hướng dẫn trên giúp mẹ an tâm hơn khi giai đoạn mọc răng của con đang đến!

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-sot-moc-rang-bo-an-bieng-an-phai-lam-sao/

Các bài viết khác

Hướng dẫn bố mẹ cách sơ cứu tại nhà khi trẻ em bị sốt cao co giật

Trẻ em sốt cao co giật, tình huống này nên làm gì? Để cơn co giật không gây ảnh hưởng đến sức...

10 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho bé

Tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ...

Me cần chuẩn bị gì trước khi cho bé tiêm chủng?

Tiêm ngừa rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng vẫn có nhiều mẹ băn khoăn không biết tiêm vacxin cho trẻ...

Tất tần tật những điều mẹ nên biết khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua. Tuy nhiên việc tiêm...

Hiện tượng trẻ mọc răng đi tướt là gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng đi tướt khiến bố mẹ lo lắng không biết liệu đây có phải là vấn đề đáng lo hay...

Nguyên nhân đau nhức bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Đau nhức bàn chân làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày? Vậy nguyên nhân do đâu và...