Cẩm Nang | Trẻ ho sốt, dấu hiệu của bệnh nguy hiểm – Bố mẹ cần lưu ý

Trẻ ho sốt, dấu hiệu của bệnh nguy hiểm – Bố mẹ cần lưu ý

Viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho sốt ở trẻ. Những triệu chứng như sốt ho ở trẻ em nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều rủi ro biến chứng nghiêm trọng hơn.

Trẻ ho sốt dấu hiệu viêm đường hô hấp

Trẻ ho sốt có thể là dấu hiệu liên quan đến viêm đường hô hấp. Viêm đường hô hấp là tổ hợp của các bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Các triệu chứng thường gặp là sốt, sổ mũi, ho và khó thở. Dưới đây là biểu hiện cho thấy bé bị viêm đường hô hấp và cách xử lý dành cho bố mẹ.

Chảy nước mũi, nghẹt mũi

Khi bị viêm đường hô hấp, quan sát sẽ thấy mũi bé có tiết dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không mùi. Bé bị ho khan hay ho thành từng cơn, ho có đờm.

Lúc này bạn có thể làm sạch chất nhầy trong mũi bé bằng cách sử dụng nước muối sinh lý 0,9% giúp bé thông mũi. Nếu thấy dịch mũi đặc hơn, trẻ thở khò khè, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi thông dụng, chú ý vệ sinh trước và sau khi sử dụng. Không nên dùng miệng hút mũi trực tiếp vì rất dễ lây vi khuẩn cho trẻ.

Trẻ rất dễ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi khi thời tiết trở lạnh hoặc nằm trong điều hòa quá lâu. Chú ý cân chỉnh nhiệt độ phòng cũng như giữ ấm cơ thể trẻ đầy đủ, tránh gió lùa trực tiếp.

Khi trẻ ho sốt có thể là dấu hiệu liên quan đến viêm đường hô hấp

Giữ ấm cơ thể trẻ tránh gió lùa trực tiếp

Xem thêm: Trẻ sốt về đêm và chiều có nguy hiểm không?

Ho sốt kèm theo nôn trớ

Trẻ bị sốt cho thấy cơ thể đang bị nhiễm khuẩn. Ngoài sốt cao, bé còn ho nhiều. Tình trạng sốt cao ho nhiều kéo dài khiến bé mất ngủ, nôn trớ. Khi bị viêm đường hô hấp, hiện tượng tăng tiết đờm dãi ở đường thở khiến trẻ ho nhiều.

Xem ngay: Trẻ sốt cao nôn trớ – ba mẹ nên làm gì? 

Khi bé bị sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách cởi bớt quần áo, rồi dùng khăn bông mềm thấm nước ấm để lau xung quanh các vùng trán, bụng, nách và háng nhằm hạ nhiệt cơ thể. Nếu trẻ em sốt 38 độ trở lên thì mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như Hapacol. Bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol nhiều lần trong ngày và cách nhau 4-6 giờ và khi không có dấu hiệu hạ sốt, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Nếu các triệu chứng ho sốt diễn tiến nhẹ và có diễn biến tích cực, bố mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường, chủ yếu bổ sung thêm nước và tăng cường rau xanh. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, bạn theo dõi thân nhiệt 30 phút 1 lần và cho trẻ bú mẹ thường xuyên để bù nước.

Trẻ có bị nôn, trớ thì bố mẹ hãy nhanh chóng làm sạch chất nôn còn trong miệng, tránh để trẻ bị sặc. Có thể cho trẻ bú lại để bù lượng sữa bị nôn ra nhưng chia thành nhiều lần bú, không nên cho trẻ ăn quá no trong một lần. Nếu thấy trẻ tiếp tục nôn kèm triệu chứng: mắt trũng, da nhăn, nằm mệt li bì cần cho đi khám ngay.

Xem thêm: Trẻ bị sốt không nên ăn gì và nên ăn gì nhanh khỏi?

Không nên chủ quan khi thấy trẻ sốt cao khó thở

Khi trẻ bị ho sốt kéo dài cần đưa đi khám ngay

Khó thở, thở khò khè

Không nên chủ quan nếu thấy trẻ hay khó thở, nghẹt mũi; vì để lâu sẽ chuyển thành bệnh mãn tính.  Viêm đường hô hấp mãn tính sẽ có những triệu chứng như: ho, rát họng, nhai nuốt bị vướng trong cuống họng, nghẹt mũi thường xuyên do phì đại cuống mũi.

Lời khuyên cho bố mẹ

Với trẻ nhỏ, sức khỏe còn kém, dễ gặp tình trạng sốt ho nhưng không nên chủ quan.  Vì nếu không điều trị dứt điểm dễ gặp các biến chứng nguy hiểm hơn, nhất là khi bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu thấy bé có những dấu hiệu như trên, ngoài một số cách xử lý tại nhà, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chăm sóc phù hợp, tránh tái đi tái lại.

Nhìn chung với các triệu chứng viêm đường hô hấp, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều nước hoa quả và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để khai thông đường thở (nếu bé bị nghẹt mũi). Trẻ bị ho sốt cao, thậm chí bị nôn trớ thì hãy đưa ngay đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có các phương pháp điều trị kịp thời.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như lối sống, sinh hoạt khoa học để nâng cao sức đề kháng nhằm hạn chế tình trạng sốt ho, cảm vặt. Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp bố mẹ nhận biết được những triệu chứng viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ rồi nhé!

Xem thêm: Trẻ bị sốt rét run, mẹ cần làm gì ?

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/huong-dan-cham-soc-tre-bi-viem-duong-ho-hap-tren-bi-sot-ho-non-nhieu/

Các bài viết khác

CÁC NHÓM THỰC PHẨM VÀNG MẸ CẦN BỔ SUNG CHO TRẺ ĐỂ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG TỐT TRÁNH BỊ CẢM VẶT

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Nên ăn...

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI TRẺ SỐT CAO GIẬT MÌNH

Sốt cao giật mình (co giật) là hiện tượng bất thường ở trẻ cần được theo dõi và điều trị kịp thời....

Trẻ em bị nôn liên tục không sốt, không đi phải làm sao?

Trẻ bị nôn liên tục là phản ứng bất thường của cơ thể cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó....

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa...

NHỮNG DẤU HIỆU NGUY HIỂM KHI TRẺ SỐT CAO VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Sốt là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng không lần nào bé sốt lại giống lần...

Hành trang phòng dịch theo chân trẻ quay lại trường cần có gì?

Suckhoedoisong.vn - Nhiều tỉnh thành bắt đầu cho trẻ mầm non, tiểu học quay lại trường học sau thời gian dài nghỉ...