Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng là triệu chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là dấu nhận biết sốt xuất huyết nặng và nên xử lý tình trạng như thế nào?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh được chia làm 3 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.
Trong đó, hội chứng sốc xuất huyết Dengue là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng nhiễm trùng sốt xuất huyết. Đây là tình trạng có tỷ lệ tử vong cao, thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày 7 của bệnh. Cụ thể, trong 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân thường sốt cao. Đến ngày thứ 4, sốt sẽ giảm nhưng có thể xuất hiện tình trạng tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương (kéo dài 24 – 48 giờ), tràn dịch màng phổi, màng bụng, suy hô hấp, … Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ khiến bệnh nhân bị sốc.
Sốc do sốt xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi khi mắc sốt xuất huyết thường có nguy cơ sốc cao hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốc do sốt xuất huyết Dengue mà bạn nên lưu ý:
Ngoài ra, một số trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng còn có thể có biểu hiện suy tạng như viêm cơ tim, viêm gan nặng, viêm não. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Sốc do sốt xuất huyết là một tình trạng nguy hiểm, không thể xem thường. Khi bị sốc do bệnh sốt xuất huyết, nếu phát hiện sớm, bù dịch kịp thời sẽ giúp người bệnh hồi phục dễ dàng. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây mạch nhanh, tụt huyết áp, nguy hiểm hơn sốc không hồi phục, suy tạng, thậm chí dẫn đến tử vong. Quá trình biến chứng sốc diễn ra rất nhanh, khoảng 5 – 6 tiếng từ lúc biến chứng đến tử vong. Vì vậy, người bệnh cần được theo dõi sát sao, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có cách xử lý kịp thời.
Xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Các lưu ý cần nhớ
Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết cũng như thuốc đặc trị. Cách chữa trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Khi nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu sốc sốt xuất huyết, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và điều trị các biến chứng nếu có nhằm giảm tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh sốt cao, có thể cho sử dụng Paracetamol (Hapacol) để hạ sốt và giảm đau khớp. Lưu ý, tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng Aspirin, Ibuprofen, Analgin, Natri naproxen… vì đây là những loại thuốc có thể gây xuất huyết.
Một số lưu ý chăm sóc tại nhà giúp nhanh khỏi bệnh, hạn chế tiến triển thành sốt xuất huyết nặng để tránh biến chứng của sốt xuất huyết:
Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng cần được nhập viện, can thiệp y tế nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Mỗi người nên nhận biết bệnh sốt xuất huyết từ sớm, thăm khám kịp thời ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà ở và khu vực xung quanh, loại bỏ các ổ chứa nước đọng để diệt muỗi; ngủ màn; không để trẻ chơi nơi tối; ẩm ướt và nên xịt thuốc muỗi; thoa kem chống muỗi để tránh bị muỗi đốt.
Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết