Cẩm Nang | Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu?

Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu?

Đau đỉnh đầu là một hiện tượng vô cùng phổ biến với nhiều người hiện nay. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc mà còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Hãy cùng Hapacol tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về bệnh đau ở đỉnh đầu cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này.

 

Nguyên nhân gây đau đỉnh đầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau trên đỉnh đầu. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Hội chứng đau nửa đầu Migraine (Đau đầu vận mạch)

Đặc điểm của hội chứng đau nửa đầu đó là người bệnh bị đau đầu theo từng cơn và theo nhịp mạch. Đây là sự co thắt của các mạch máu ở vùng đầu và vùng sọ não. Những cơn đau chuyển biến từ nhẹ, thoáng qua cho đến dữ dội. Đau đầu vận mạch có thể kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí là kéo dài trong suốt 2 – 3 ngày. Hội chứng thường xuất hiện ở phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Người bệnh còn gặp thêm một số triệu chứng khác như buồn nôn, tay lạnh, tim đập nhanh, đau ngang thái dương, kèm theo mất ngủ.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đỉnh đầu

Căng thẳng, mất ngủ

Đây là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất. Căng thẳng, stress gây ra áp lực liên tục, dẫn đến đau nhức đỉnh đầu và xung quanh đầu. Những cơn đau này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp những cơn đau đầu do mất ngủ khi ngủ không đủ hoặc bị gián đoạn. Chúng thường gây ra cơn đau âm ỉ cùng áp lực trên đỉnh đầu.

Thay đổi thời tiết, chuyển mùa

Những cơn đau này thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc quá khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh). Ngoài ra, người bệnh di chuyển từ môi trường nắng nóng sang máy lạnh cũng có thể bị đau đỉnh đầu. Do đó, các cơn đau đầu thường tăng lên rõ rệt vào lúc giao mùa.

Viêm xoang mũi

Đau đỉnh đầu do viêm xoang thường xảy ra theo mùa hoặc khi bạn bị dị ứng với một hay một số tác nhân nào đó khiến cho các xoang bị kích thích. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do xoang bị tắc nghẽn bởi các chất nhầy, dịch mủ. Người bệnh có thể gặp thêm các hiện tượng như đau, nặng ở quanh mắt, má và trán, đau nhức răng trên.

Thiếu máu lên não

Bệnh nhân bị thiếu máu não khi bị đau đỉnh đầu sẽ không thấy cảm giác dữ dội. Thay vào đó, họ sẽ trải qua tình trạng âm ỉ nặng nề, như có vật gì chèn vào đầu. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây hoa mắt, chóng mặt và gây cảm giác mất thăng bằng. 

Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng đau ở đỉnh đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể chuyển biến dữ dội và kéo dài, gây ra những biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh lý nguy hiểm gây ra hiện tượng thường xuyên đau đầu ở đỉnh bao gồm:

  • Rối loạn tiền đình
  • Cao huyết áp
  • Thiếu máu lên não
  • Đột quỵ

Chính vì vậy, khi bạn gặp tình trạng này kéo dài, hãy chủ động đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi

Cách khắc phục bệnh đau đỉnh đầu

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp làm giảm đau đỉnh đầu tại nhà

Để cơn đau được thuyên giảm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:

Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng quá độ

Hãy xây dựng cho bản thân thời gian biểu hợp lý, cân bằng giữa việc làm hằng ngày với việc nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thư giãn bản thân qua các bài tập căng cơ, yoga hay thiền. 

Điều quan trọng nhất là bạn cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh xa những áp lực, căng thẳng. Bởi lẽ đây chính là nhân tố gây áp lực cho đỉnh đầu của bạn, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh nhân bị đau đỉnh đầu cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Hãy bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm nguyên chất, thành phần tự nhiên, không chất bảo quản hay phẩm màu.

Tăng cường vận động thể dục

Bên cạnh kết hợp khẩu phần ăn với vận động thể thao thường xuyên, xây dựng thể trạng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Thói quen tập thể dục sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các endorphin, điều trị cơn đau một cách tự nhiên. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 20 phút trong ngày.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học

Lối sống hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cường độ các cơn đau. Bạn nên thực hiện một số thói quen tốt như ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, không lạm dùng chất kích thích,… để tần suất những cơn đau đỉnh đầu thuyên giảm. 

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Hai loại thuốc giảm đau đầu nhanh phổ biến được sử dụng đó là Acetaminophen (Tylenol) và Excedrin Migraine. Tuy nhiên không nên sử dụng hai loại thuốc cùng lúc vì chúng đều chứa Acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để cơn đau giảm đi hiệu quả nhất. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cần thăm khám bác sĩ khi bệnh đau đỉnh đầu có xu hướng kéo dài

Một số trường hợp đau đỉnh đầu có thể được kiểm soát và điều trị tại nhà. Song, nếu tình trạng kéo dài và có những diễn tiến nặng hơn, rất có khả năng đây là dấu hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Tê liệt một bên cơ thể, buồn nôn hoặc nôn dai dẳng, ngất xỉu, co giật, cứng cổ kết hợp với sốt cao… Lúc này, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng đau đỉnh đầu cũng như biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Song, nếu tình trạng kéo dài hoặc bạn bắt gặp những cơn đau dữ dội, hãy chủ động đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời.

Bên cạnh sử dụng những biện pháp điều trị đau đỉnh đầu tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để được can thiệp từ sâu bên trong. Hapacol 650 là sản phẩm giúp làm thuyên giảm hiệu quả các chứng đau như: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt. 

Với thành phần chính là Paracetamol cùng hàm lượng tương ứng và tá dược vừa đủ 1 viên, Hapacol 650 tác dụng vào các vùng điều nhiệt của cơ thể, làm giảm cơn đau nhanh chóng. Sản phẩm được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, viên sủi…, cực kỳ tiện lợi cho người sử dụng. 

Sản phẩm Hapacol 650 giúp giảm đau hiệu quả

Hapacol 650 với thành phần chính là Paracetamol, giúp giảm đau an toàn và hiệu quả

Xem thêm: Đau đầu ở sau gáy: nguyên nhân và cách chữa trị

Nguồn tham khảo:

https://voh.com.vn/suc-khoe/5-nguyen-nhan-gay-dau-dinh-dau-va-cach-khac-phuc-331150.html

Các bài viết khác

Đối phó với tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ

Mặc dù là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, thế nhưng hiện nay đau nhức xương khớp đang có dấu...

Có nên dùng thuốc giảm đau vai gáy không?

Đau vai gáy là một trong những bệnh rất phổ biến có thể xuất hiện tại mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không...

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh

Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng còn yếu, đặc biệt là vào...

Nhức mỏi chân tay là bệnh gì? Cách làm hết nhức chân nhanh nhất tại nhà

Đau nhức chân tay có thể xảy ra do hoạt động quá sức hoặc do chấn thương nhẹ. Các cơn đau thường...

Đau nhức cơ vai: Những điều nên và không nên làm | Hapacol

Đau cơ vai hay đau nhức vai là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, gây ra nhiều phiền toái và ảnh...

Trẻ bị nghẹt mũi: 5 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả

Trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ thường gặp phải nhiều lo lắng và...