Vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,…Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hay bé bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, làm bố mẹ hoang mang. Hãy cũng Hapacol tìm hiểu trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có nguy hiểm gì không và cách xử lý tình trạng này nhé!
Theo các bác sĩ tai mũi họng cho biết thì tình trạng trẻ bị nghẹt mũi không tự nhiên phát bệnh mà nó còn đi kèm với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… Nguyên nhân là sức đề kháng của bé còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi:
Khi bé bị cảm cúm sẽ kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hoặc bị sổ mũi. Đây là cơ chế phản vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại virus cúm. Thông thường bệnh này sẽ khỏi từ sau 3 đến 5 ngày, tuy nhiên có nhiều trường hợp chất nhầy ở mũi tiết ra nhiều làm bí tắt một hoặc cả 2 lổ mũi của bé, làm chất nhầy không chảy ra được nên bé bị nghẹt mũi.
Viêm xoang là tình trạng viêm mạc xoang,sưng viêm khoang rỗng nằm phía sau xương gò má và trán. Tình trạng này tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong khoang mũi, dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Tuy nhiên bệnh này ở trẻ em khó phát hiện vì có nhiều triệu chứng tương tự như bị cảm. Nếu phát hiện trẻ bị viêm xoang bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vào những thời điểm giao mùa trong năm, đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết thay đổi thất thường. Đối với một số trẻ có cơ thể nhạy cảm, chưa thích nghi kịp với thời tiết sẽ dễ bị cảm kèm theo các vấn đề khác như bé bị nghẹt mũi, hắt hơi. Khi cơ thể thích nghi được với thời tiết, tình trạng này sẽ được giảm dần.
Nhưng nếu bé bị nghẹt mũi, trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi, bố mẹ cần lưu ý và tìm phương pháp chữa trị để tránh bệnh phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Ngoài ra khi có dị vật trong mũi của bé còn làm bé khó thở, thở khò khè.Trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng khi bố mẹ phát hiện có dị vật trong mũi của bé, nên đưa bé tới cơ sở ý tế gần nhất, để dùng các thiết bị y tế lấy dị vật ra. Bố mẹ tránh tự lấy, làm tổn thương mũi của bé và có thể gây nhiễm trùng.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Một số bệnh về đường hô hấp có đi kèm nghẹt mũi như, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi,…Đối với trường hợp này bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được kê thuốc phù hợp.
Để biết được biện pháp xử lý phù hợp, cần xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi là do đâu?, Cách tốt nhất, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chuẩn đoán và nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị dứt điểm cho bé. Đây là cách điều trị an toàn và nhanh nhất cho bé.
Khi bé bị nghẹt mũi, bố mẹ có thể hút mũi hoặc vệ sinh mũi thường xuyên có bé để loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi giúp bé dễ thở hơn. Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé giúp nhanh tan đờm và có thể sát khuẩn. Khi xịt mũi bố mẹ nên để bé nằm nghiêng và đầu phải cao hơn chân để tránh bé bị sặc nước.
Đây là một mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Nên cho thêm một ít tinh dầu tràm trà, hoặc dầu Khuynh Diệp vào nước ấm để có hiệu quả tốt hơn. Khi bé hít phải hơi ấm có chưa tinh dầu giúp nhanh tan đờm, thông thoáng mũi và dễ thở hơn.
Khi massage mũi cho bé cũng giúp giảm tình trạng trẻ bị nghẹt mũi. Điều này làm cho máu lưu thông dễ dàng, làm loãng chất nhầy trong mũi từ đó sẽ giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn hoặc sưng viêm trong khoang mũi.
Đối với trẻ sơ sinh bố mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc về cho bé uống. Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng nếu thuốc không được kê đúng bệnh và đúng liều lượng phù hợp dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Hy vọng qua bài viết này Hapacol có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi không chảy nước mũi và các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.