Cẩm Nang | Sốt và các bệnh da liễu thường gặp ở bé sơ sinh

Sốt và các bệnh da liễu thường gặp ở bé sơ sinh

Trẻ nhỏ luôn đứng trước nguy cơ nhiễm các bệnh về da nếu không được chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Vậy các bệnh về da gây sốt ở trẻ hay gặp nhất là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Những bệnh về da phổ biến ở trẻ

Thủy đậu

Nguyên nhân do virus varicella-zoster gây nên với các triệu chứng điển hình như sốt phát ban ở trẻ em, ngứa da. Bệnh ủ trong 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây và khi bộc phát ra ngoài sẽ kéo dài từ 5 đến 10 ngày.

Những triệu chứng điển hình của bệnh đó là trẻ sốt cao, có thể lên tới 39 – 39.5 độ C, phát ban toàn thân ngứa ngáy khiến bé khó chịu và quấy khóc. Phát ban bắt đầu từ mặt, rồi lan dần xuống bụng cho đến tay chân, cuối cùng là toàn thân. Các nốt ban này nhanh chóng chuyển thành mụn nước, sau đó tự vỡ ra.

Tuy nhiên bệnh thủy đậu có biểu hiện ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như nốt sởi, sốt phát ban. Vậy phân biệt bằng cách nào?

Những nốt ban đỏ có hình hạt đậu nhỏ làm trẻ ngứa ngáy.

Nốt ban sau đó phồng lên như vết bỏng trên da, bên trong có dịch màu trắng đục. 2-3 ngày sau thì các nốt này vỡ ra, đóng vảy và từ từ tự biến mất, để lại các đốm nhỏ trên da.

Để chăm sóc em bé sơ sinh phòng ngừa bệnh thủy đậu, phụ huynh có thể chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng tại các trung tâm y tế địa phương theo lịch tiêm chủng dành cho trẻ.

Tay chân miệng

Đây là bệnh truyền nhiễm do virus coxsackie gây ra. Một trong các bệnh về da của trẻ sơ sinh khá phổ biến, xuất hiện nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Tay chân miệng làm bé bị sốt, sau khi hết sốt xuất hiện các ban đỏ trên cơ thể, nhiều nhất là ở tay, chân và bên trong miệng. Các giai đoạn của bệnh diễn biến như sau:

Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh kể từ lúc nhiễm virus là 3 – 7 ngày. Bệnh bắt đầu khởi phát 1 – 2 ngày sau đó với triệu chứng như bé bị sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, quấy khóc và có thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Giai đoạn 2: Kéo dài 3 – 10 ngày với những triệu chứng tiêu biểu nhất như:

  • Viêm loét miệng: xuất hiện những vết loét trong miệng, lợi, lưỡi làm trẻ bị đau nhức, chảy dãi, bỏ bú.
  • Xuất hiện các nốt phát ban trong lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông rồi tự biến mất sau 7 ngày.
  • Trẻ bị sốt từ nhẹ đến cao, có thể bị nôn. 

Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể trở nặng và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.

Giai đoạn 3: vào ngày thứ 8 – 10 các dấu hiệu bệnh dần thuyên giảm và trẻ sẽ từ từ hồi phục.

Tay chân miệng làm bé bị sốt và phát ban

Trẻ bị tay chân miệng gây sốt và phát ban trên da

Chăm sóc trẻ bị mắc bệnh ngoài da kèm sốt

Để phòng ngừa các bệnh về da của trẻ sơ sinh, bố mẹ nên tắm cho bé hàng ngày. Chú ý nhiệt độ nước tắm không quá 37°C và cũng không quá lạnh. Không nên tắm bé quá lâu, tốt nhất là trong khoảng 5 phút.

Cẩn thận khi tắm nước lá cho bé vì có thể cơ địa bé bị dị ứng với các thành phần thiên nhiên và hơn nữa cách dân gian này không chắc đảm bảo an toàn, vệ sinh cho bé. Bố mẹ có thể dùng sữa tắm em bé hàng ngày.

Nếu bé bị sốt tùy theo tình trạng sốt cao hay nhẹ mà có cách xử trí phù hợp. Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ C nên lau người bằng nước ấm. Với trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nên cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo cân nặng của bé.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu do đó để tăng cường hệ miễn dịch, tốt nhất với trẻ sơ sinh phải cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thực đơn ăn uống của mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng, an toàn để bé hấp thu sữa mẹ tốt hơn, có sức đề kháng hạn chế các bệnh truyền nhiễm.

Vệ sinh hàng ngày cho bé phòng ngừa bệnh ngoài da

Tắm rửa cho bé cẩn thận, đúng cách

Để chăm sóc em bé sơ sinh khỏi các bệnh da liễu, bố mẹ cũng nên chú ý các đồ vật sử dụng cho bé cần an toàn, đạt tiêu chuẩn. Chọn mua sữa tắm dịu nhẹ, không dùng khăn chung với người lớn, quần áo làm từ sợi thiên nhiên dễ thấm hút mồ hôi, mềm mại với làn da. Khi giặt quần áo cho bé bố mẹ nên giặt riêng, dùng loại xà phòng hay nước giặt dùng cho da nhạy cảm.

Khi trời nóng, độ ẩm tăng cao bố mẹ không nên ủ ấm hay quấn chăn nhất là khi bé đang bị sốt vì sẽ càng khiến sốt ở trẻ kéo dài hơn, da không bài tiết được mồ hôi làm tình trạng viêm da trầm trọng hơn. Khi dịch bệnh thủy đậu hay tay chân miệng đang lan nhanh, hạn chế đưa bé đến các nơi công cộng, không tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh. Tiêm ngừa đầy đủ phòng bệnh cho bé.

Trên đây là một số hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh mà bố mẹ nào cũng cần biết. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho bé rồi nhé!

Các bài viết khác

Dấu hiệu Cúm A và Covid, cách phân biệt Cúm A và Covid

Cúm A và Covid là những bệnh lây qua hô hấp, có một số dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, hai loại...

TRẺ BỊ SỐT KÈM NGHẸT MŨI KHÓ THỞ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Trẻ bị nghẹt mũi và sốt do đâu? Muốn điều trị dứt điểm trước tiên bố mẹ cần biết nguyên nhân gây...

Trẻ bị đầy bụng phải làm sao? 4 cách chữa sốt kèm đầy bụng cho trẻ

Trẻ bị đầy bụng khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi. Trong trường hợp này phụ huynh phải làm sao để giảm các...

Vì sao bạn bị đau cơ sau khi luyện tập thể thao?

Đau cơ sau khi luyện tập hay chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát là một dạng điều hòa cơ bắp, có...

TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN SỐT CAO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trẻ bị viêm amidan sốt cao là hiện tượng thườn gặp trong vấn đề bệnh tai, mũi, họng và người lớn cũng...

Sốt amidan: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan

Viêm amidan là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng với tỉ lệ ít hơn. Viêm amidan...