Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp nguy hiểm bởi một loạt biến chứng như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim, biến chứng ở não,…
Vì hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển toàn diện nên trẻ nhỏ rất dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nhiễm trùng. Trong số đó, các chuyên gia đánh giá sốt siêu vi là một trong nhiều bệnh lý phổ biến nhất ở bé.
Vậy, bạn đã biết gì về tình trạng sốt siêu vi ở trẻ em chưa? Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao để chống lại tình trạng nhiễm virus cấp tính gọi là sốt siêu vi. Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch kém.
Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ có nhiều điểm tương đồng với một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sốt siêu vi chính xác ngay từ đầu có thể giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Thông thường, dấu hiệu sốt siêu vi sẽ đi kèm với những triệu chứng như:
Mặt khác, đối với trẻ bị sốt siêu vi, các biểu hiện kèm theo thân nhiệt cao (38 – 39ºC) còn có thể bao gồm:
Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng, sốt cao liên tục từ hai ngày trở lên, đi ngoài ra máu hoặc phát ban toàn thân, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Cơn sốt siêu vi ở trẻ em chủ yếu bắt nguồn từ nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau, chẳng hạn như rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus…
Bên cạnh đó, thời điểm trẻ bị sốt siêu vi dễ dàng nhất là vào lúc giao mùa. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến những tế bào bạch cầu của bé không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho các chủng virus xâm nhập cơ thể.
Nguyên nhân sốt siêu vi đến từ các vi sinh vật nên bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, nếu bị bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Mặt khác, khi trẻ bị sốt siêu vi, bạn cần để bé nghỉ học, đồng thời tránh đưa bé đến những nơi đông người nhằm hạn chế sự lây nhiễm.
Hô hấp và tiêu hóa là hai đường lây nhiễm phổ biến nhất của các virus gây sốt siêu vi. Phần lớn virus có khả truyền từ người này sang người khác thông qua những hoạt động bình thường bao gồm:
Đây cũng là nguyên nhân vì sao sốt siêu vi có thể dễ dàng bùng phát thành dịch bệnh nhanh chóng nếu mọi người không chủ động phòng ngừa ngay từ đầu.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh sốt siêu vi còn có khả năng lây nhiễm qua đường máu với những hoạt động như:
Mặt khác, vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang… cũng có nguy cơ dính phải dịch cơ thể chứa virus gây bệnh. Vì vậy, bạn có thể mắc bệnh nếu tùy ý tiếp xúc với chúng.
Các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em thường phát tác dữ dội vào thời gian đầu nhưng sẽ có xu hướng thuyên giảm dần sau 3 – 5 ngày. Trong nhiều trường hợp, có thể trẻ sốt 6 ngày hoặc thậm chí trẻ sốt 7 ngày trở lên. Do đó, 7 – 10 ngày là đáp án phù hợp nhất cho vấn đề trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày thì khỏi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng để mau chóng bình phục hoàn toàn, bé cần được điều trị tích cực ngay từ sớm.
Mặt khác, vì virus gây bệnh có thể phát triển với tốc độ khó lường nên bố mẹ cũng không nên chủ quan trong việc phát hiện cũng như điều trị sốt siêu vi ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có nguy cơ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Với trẻ bị sốt do nhiễm virus cúm A, các triệu chứng có thể khá tương đồng. Vậy sốt cúm A bao lâu thì khỏi? Cũng tương tự như sốt siêu vi, nếu bé có sức đề kháng tốt thì chỉ sau 5-7 ngày bé sẽ khỏi bệnh.
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sốt siêu vi tại nhà
Trong trường hợp bạn không có phương pháp can thiệp tình trạng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ kịp thời, bé có thể gặp nguy hiểm bởi một loạt biến chứng phát sinh, ví dụ như:
Biến chứng sốt siêu vi ở trẻ em phổ biến nhất là viêm phổi. Đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây tổn thương mô phổi, từ đó dẫn đến suy hô hấp do rối loạn quá trình trao đổi khí.
Thêm vào đó, viêm phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến hệ hô hấp ở trẻ nhỏ.
Trẻ dưới một tuổi rất dễ bị viêm tiểu phế quản do sốt siêu vi. Tình trạng nhiễm trùng phổi này có thể khiến đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi sưng phù do viêm nhiễm, đồng thời tiết dịch gây tắc nghẽn tại đây. Hệ quả là bé gặp khó khăn trong việc hít thở.
Đối với trẻ nhỏ, điều này có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ rất cao.
Trong một số trường hợp, virus gây sốt siêu vi còn có khả năng tấn công thanh quản. Lúc này, trẻ có xu hướng ho rất nhiều.
Sự nhiễm trùng tại bộ phận này có khả năng gây sưng ở đường hô hấp, đồng thời làm cho đờm tích tụ ở họng và mũi, khiến bé khó thở.
Nếu trẻ bị sốt siêu vi do adenovirus, tình trạng viêm cơ tim rất dễ phát sinh nếu bé không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bạn nên chú ý một số dấu hiệu như sau khi nhiệt độ cơ thể của bé đã trở về mức bình thường nhưng trẻ vẫn có triệu chứng:
Lúc này, bạn sẽ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì những dấu hiệu trên có nguy cơ biểu hiện trẻ đang bị viêm cơ tim. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có nguy cơ dẫn đến suy tim cấp hay thậm chí là sốc tim.
Sốt siêu vi ở trẻ em khi trở nặng có nguy cơ kéo theo các cơn co giật và hôn mê. Chúng dễ để lại những di chứng ở não, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bé sau này. Do đó, bạn nên sớm chú ý đến những dấu hiệu khác thường ở trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Sốt siêu vi kéo dài bao lâu là nỗi băn khoăn của không ít bố mẹ có con nhỏ mắc phải căn bệnh này. Tuy bé thường sẽ khỏe lại sau 7 – 10 ngày nhưng nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời, sốt siêu vi ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ.
Xem thêm: Bà bầu bị sốt siêu vi
Nguồn tham khảo:
How to Treat a Viral Fever at Home. https://www.healthline.com/health/viral-fever-home-remedies
Fever in Children. https://www.emedicinehealth.com/fever_in_children/article_em.htm