Cẩm Nang | Đau nửa đầu bên phải và cách điều trị

Đau nửa đầu bên phải và cách điều trị

Đau nửa đầu bên phải, đau đầu ở thái dương,… là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ. Rất nhiều người từng trải qua cơn đau nhức nửa đầu bên phải và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn và rối loạn thị giác. Vì thế để khắc phục tình trạng đau đầu nói trên, hãy cùng Hapacol tìm hiểu thêm về nguyên nhân và các biện pháp khắc phục giúp kiểm soát cơn đau nửa đầu bên phải này nhé!

Đau nửa đầu bên phải, đau đầu ở thái dương,… cần có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu để có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời

Những nguyên nhân gây đau nửa đầu bên phải

Các vấn đề về thần kinh

Những vấn đề khác nhau trong não bộ có thể khiến bạn bị đau đầu ở một bên. Các tình trạng thần kinh sau đây có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu bên phải (1):

  • Đau dây thần kinh chẩm: Điều này xảy ra khi các dây thần kinh chạy từ đỉnh tủy sống đến đầu (dây thần kinh chẩm) bị tổn thương hoặc bị viêm. Triệu chứng bệnh đau nửa đầu bên phải bao gồm đau phía sau đầu và cổ, đau sau hốc mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm động mạch thái dương: Các động mạch ở đầu và cổ bị viêm gây ra đau cơ cùng với cơn đau đầu dữ dội ở một bên. Một vài triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, đau hàm và đau hai bên thái dương.
  • Đau dây thần kinh sinh ba: Người bệnh cảm thấy đau dữ dội ở mặt và đầu. Cơn đau thường chỉ xuất hiện một bên đầu tại một thời điểm. Nguyên nhân là vì có sự gián đoạn đến dây thần kinh sinh ba ở đáy não.

Sử dụng thuốc

Đau nhói nửa đầu bên phải có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Ngoài ra, lạm dụng thuốc, kể cả thuốc OTC, cũng khiến bạn dễ bị đau đầu:

Tuy nhiên tình trạng đau đầu này có thể hồi phục. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), đây là loại đau đầu thứ phát phổ biến nhất. Đau đầu do lạm dụng thuốc thường mang lại cảm giác vô cùng tồi tệ sau khi ngủ dậy.

Nguyên nhân làm đau nửa đầu bên phải, đau đầu ở thái dương,…

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng các loại thuốc chữa đau đầu

Do các bệnh liên quan 

Cơn đau nửa đầu cũng có thể xuất hiện ở những người bị các bệnh như đau nửa đầu migraine, u não, thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình,…Cơn đầu có thể kéo dài dai dẳng nhưng cũng có lúc xuất hiện đột ngột và đau dữ dội có thể làm cho người bệnh cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu.

Do chấn thương

Những người bị chấn thương ở vùng đầu cũng có thể bị đau cả đầu hoặc đau nữa đầu bên phải, do chấn thương quá mạnh ảnh hưởng đến não bộ.

Do Hormone

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ hay chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm estrogen,… cũng có thể dẫn tới các cơn đau nửa đầu bên phải

Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn đến đau toàn bộ đầu hoặc đau giật nửa đầu bên phải, bao gồm:

  • Nhiễm trùng và dị ứng. Đau đầu do nhiễm trùng xoang là kết quả của quá trình viêm, điều mà khiến tăng áp lực và gây đau lên phía sau xương gò má và trán.
  • Phình mạch não, thành động mạch yếu hoặc phình lên.
  • Mệt mỏi, căng thẳng.
  • Chấn thương đầu.
  • Lượng đường trong máu thay đổi do nhịn đói, bỏ bữa.
  • Căng cơ hoặc cứng cổ.
  • Khối u, có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư).

[irp posts=”28792″ name=”16 lý do có thể gây ra đau đầu, mệt mỏi”]

Các dạng đau đầu ảnh hưởng đến bán cầu não phải

Thực tế có hơn 300 loại đau đầu, khoảng 90% trong số đó không biết được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, đau nửa đầu hay đau đầu chuỗi (từng cơn) rất có thể là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu bên phải. Đau đầu do căng thẳng cũng có khả năng gây đau một bên đầu ở một số người (1).

Đau nửa đầu

Yếu tố di truyền được cho là có liên quan đến chứng đau nửa đầu – một loại đau đầu dữ dội mà gây ra cảm giác đau nhói hoặc có cảm giác xáo động mạnh bên trong đầu.

Đau nửa đầu bên phải, đau đầu ở thái dương,… gây khó chịu cho người bệnh

Đau nửa đầu gây khó chịu cho người bệnh

Cảm giác đau nhói, dữ dội thường đi kèm với:

  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhạy cảm với âm thanh
  • Nôn mửa

Có đến 1/3 số người bị đau nửa đầu đã trải qua hiện tượng rối loạn thị giác hoặc mất thị lực tạm thời (gọi là đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua) trước khi đau. Các triệu chứng có thể kéo dài đến 72 giờ nếu không được điều trị và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu.

Các yếu tố có thể kích thích chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Đèn sáng
  • Thay đổi thời thiệt (độ ẩm, nhiệt độ, áp suất)
  • Căng thẳng (stress) hoặc lo âu
  • Đồ ăn, thức uống như rượu, sôcôla, phô mai và thịt khô ướp muối
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
  • Âm thanh ồn ào
  • Bỏ bữa
  • Mùi hương quá nồng
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Điều trị sớm sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Phương pháp điều trị bao gồm cả thuốc không kê đơn hoặc thuốc được chỉ định bởi bác sĩ. Để phòng ngừa, bạn nên tránh các yếu tố là nguyên nhân đau nửa đầu.

Đau đầu chuỗi (từng cơn)

Loại đau đầu hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng, xảy ra từng đợt theo chu kỳ. Cơn đau thường dữ dội và nằm xung quanh một bên mắt. Nó cũng có thể đau lan ra các khu vực khác của đầu và mặt, chẳng hạn như cổ và vai. Người bệnh thường trải qua các cơn đau đầu chuỗi thường xuyên trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi thuyên giảm.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đổ mồ hôi mặt
  • Da nhợt nhạt hoặc đỏ ửng
  • Mắt đỏ hoặc chảy nước
  • Bồn chồn không yên
  • Nghẹt hoặc chảy nước mũi
  • Sưng xung quanh mắt bị đau

Nam giới có khả năng mắc phải đau đầu chuỗi nhiều hơn phụ nữ. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ nhưng hút thuốc, uống rượu và gia đình có tiền sử bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bị đau đầu chuỗi từng cơn. Không có cách chữa đau nửa đầu bên phải dứt điểm mặc dù các phương pháp điều trị có thể làm giảm số lần và mức độ của đau đầu từng cơn.

Xem thêm: Đau đầu do thiếu ngủ: bạn phải làm sao?

Đau đầu do căng thẳng

Đây là lọai đau đầu phổ biến nhất, xảy ra ở 75% người bệnh. Thông thường đau đầu do căng thẳng ảnh hưởng đến cả hai bán cầu não dẫn đến tình trạng đau đầu ở thái dương, nhưng một số người có thể chỉ đau nửa đầu bên phải hoặc đau nửa đầu bên trái. Dấu hiệu đau đầu do căng thẳng bao gồm:

  • Đau âm ỉ
  • Đau gần như hết toàn bộ đầu
  • Cơ vai và cổ căng cứng và đau
  • Cảm thấy có áp lực trước trán, hai bên đầu hoặc phía sau đầu

Các triệu chứng tê nửa đầu thường kéo dài trong vài phút đến vài giờ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đau đầu do căng thẳng thường xuyên có thể được điều trị bằng thuốc giảm không kê đơn (như paracetamol) hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà. Người thường xuyên bị đau đầu do căng thẳng cũng cần thay đổi lối sống, xác định và tránh xa các tác nhân gây đau đầu và sử dụng các thuốc theo toa của bác sĩ.

Đau đầu mạn tính

Đau đầu mạn tính là tình trạng bạn bị đau đầu kéo dài trên 15 ngày trở lên trong một tháng. Đây có thể là đau đầu do căng thẳng hoặc đau đầu kinh niên. Khi đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được điều trị thật sớm.

Khi bị căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu ở thái dương

Đau đầu mãn tính tốn thời gian chữa trị

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Có rất nhiều trường hợp cơn đau đầu sẽ tự hết mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Những người thường bị đau đầu hoặc đau nửa đầu bên phải nên lên kế hoạch đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả. Nếu bạn thấy những triệu chứng sau đây xuất hiện cùng với đau nửa đầu, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt:

  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng
  • Hay nhầm lẫn
  • Sốt
  • Chấn thương đầu
  • Cảm thấy đau hơn khi di chuyển
  • Cứng cổ
  • Thay đổi tính cách hoặc nhận thức
  • Phát ban
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Nói lắp
  • Mệt mỏi, yếu ớt

Những người bị đau đầu nghiêm trọng hoặc ngày càng cảm thấy tệ hơn cũng nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Xem thêm: Tìm hiểu các loại thuốc giảm đau đầu nhanh

Nếu bị đau nửa đầu bên phải nên khám chuyên khoa nào?

Những nguyên nhân đau nửa đầu bên phải do căng thẳng kéo dài, các yếu tố thời tiết cần nghỉ ngơi mát xa nhẹ để thư giãn cơ thể, đầu óc, kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc để giảm đau để hạn chế sự quay trở lại của những cơn đau.

Nhiều bệnh viện hiện nay đang trang bị thiết bị đầu tư thần kinh nhằm mang lại hiệu quả và điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nếu chưa xác định được những nguyên nhân nào dẫn đến đau đầu, bạn có thể đến các bệnh viện, phòng khám để khám và chẩn đoán một cách chính xác.

Các mẹo giúp giảm đau nhanh chóng

Nhiều cơn đau đầu, kể cả đau nửa đầu bên phải có thể giảm bớt nhanh chóng và hiệu quả bằng một vài biện pháp tại nhà như sau:

Đau đầu nhẹ có thể được trị khỏi bằng một số phương pháp tự nhiên

Đau đầu nhẹ có thể được trị bằng một số phương pháp tự nhiên

  • Chườm ấm vào phía sau cổ
  • Tránh sử dụng các thực phẩm gây đau đầu, bao gồm rượu, cà phê và bột ngọt
  • Uống nhiều nước để cơ thể không mất nước
  • Ngủ trưa
  • Đừng cột tóc hoặc làm các kiểu tóc quá chặt
  • Xoa bóp để làm thư giãn các cơ bị căng cứng ở cổ và vai
  • Tránh xa những nơi có đèn sáng hoặc nhấp nháy, tiếng ồn lớn và có mùi nồng khó chịu
  • Tắm nước ấm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi ngồi trước máy vi tính, máy tính bảng hay tivi quá lâu
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng không nên uống quá nhiều có thể gây phản ứng ngược, kích thích đau đầu xuất hiện
  • Tập các bài tập thở để giảm đau và giảm bớt căng thẳng, lo lắng
  • Sử dụng liệu pháp mùi hương như tinh dầu khuynh diệp, hoa oải hương hay bạc hà để thư giãn khi đau đầu

Vật lý trị liệu cũng là một cách giúp điều trị đau đầu do căng thẳng hoặc đau dây thần kinh chẩm, xuất phát từ các vấn đề về cổ. Căng cứng cơ ở cổ có thể chèn ép vào dây thần kinh và gây đau toàn bộ hoặc nửa đầu.

Xem thêm: 7 cách chữa đau nửa đầu hiệu quả ngay lập tức

Biến chứng đau nửa đầu bên phải

Nếu đau nửa đầu không được điều trị hoặc quản lý một cách hiệu quả, bệnh có thể phát triển thành các biến chứng gây phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống như:

 

  • Migraine tái phát (Migraine Attack): Migraine có thể tái phát thường xuyên, dẫn đến nhiều cuộc cơn đau và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Khó khăn trong việc làm việc và học tập: Đau nửa đầu có thể làm giảm khả năng tập trung, gây khó khăn trong việc làm việc, học tập và thực hiện nhiệm vụ hàng ngày.
  • Thường xuyên căng thẳng và lo âu: Cơn đau thường gây ra căng thẳng và lo âu cho người bệnh, làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề tâm lý khác.
  • Tăng nguy cơ tai biến: Một số trường hợp đau nửa đầu cường độ cao, chẳng hạn như Migraine với cơn đau mạnh, có thể tăng nguy cơ tai biến.
  • Mất ngủ: Các cơn đau nửa đầu có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, gây mệt mỏi.
  • Tác động đến sức khỏe tâm lý: Cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, gây căng thẳng và trầm cảm.
  • Sự tăng cường sử dụng thuốc: Một số người có thể phụ thuộc vào thuốc để giảm đau, có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Những người có nguy cơ bị đau nửa đầu 

Nguy cơ bị đau nửa đầu bên phải có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu cao hơn:

  • Người mắc bệnh Migraine: Người mắc Migraine thường có nguy cơ bị đau nửa đầu bên phải cao hơn, đặc biệt là khi cơn đau Migraine xảy ra.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt: Phụ nữ có thể trải qua đau nửa đầu bên phải trong giai đoạn kinh nguyệt do biến đổi hormone.
  • Người có tiền sử chấn thương đầu: Những người từng trải qua chấn thương đầu, chẳng hạn như tai nạn giao thông hoặc thể thao, có nguy cơ cao hơn bị đau nửa đầu bên phải sau chấn thương.
  • Người thường xuyên bị stress: Các yếu tố căng thẳng, căng thẳng tinh thần và áp lực tâm lý có thể gây ra đau nửa đầu bên phải.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc gây đau đầu: Sử dụng quá liều hoặc lạm dụng các loại thuốc chứa caffeine, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống dị ứng có thể tạo điều kiện cho đau đầu.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thường xuyên gặp Migraine hoặc đau nửa đầu, bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn.
  • Người làm việc trong môi trường căng thẳng: Công việc hoặc học tập với áp lực cao và môi trường làm việc căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu.

Cách phòng tránh đau nửa đầu 

Sẽ không có biện pháp nào giúp phòng tránh đau đầu hay đau nửa đầu hoàn toàn, nhưng những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được một phần nào đó xuất hiện các cơn đau nửa đầu

  • Duy trì lối sống lành mạnh:
      • Thực hiện chế độ ăn uống cân đối và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
      • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa caffeine, rượu, và thức ăn có chất bảo quản.
      • Tránh thói quen hút thuốc lá.
  • Thư giãn:
      • Tìm các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hay tập thể dục đều đặn để giảm căng thẳng.
      • Cân bằng công việc và học tập và cuộc sống khoa học 
  • Chế độ ngủ khoa học:
      • Đảm bảo bạn có giấc ngủ đủ và đúng thời gian.
      • Tạo môi trường ngủ thoải mái và tối ưu hóa thời gian ngủ của bạn.
  • Tránh sử dụng quá liều thuốc gây đau đầu:
      • Không sử dụng thuốc chứa caffeine, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống dị ứng quá mức.
  • Tập thể dục đều đặn:
      • Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ đau đầu.
  • Sử dụng kỹ thuật thư giãn và massage:
      • Sử dụng kỹ thuật thư giãn cơ và massage để giảm căng thẳng và sưng vùng đầu và cổ.
  • Tìm kiếm sự tư vấn y tế:
    • Nếu bạn có tiền sử bệnh Migraine hoặc nguy cơ cao bị đau nửa đầu, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để lập kế hoạch phòng ngừa cụ thể.

Nói chung, có nhiều nguyên nhân có khả năng gây ra đau nửa đầu bên phải. Tình trạng này có thể tự biến mất khi bạn thay đổi lối sống, hoạt động đúng tư thế, uống nhiều nước và để cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn. Khi cơn đau đầu nghiêm trọng đến mức can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Sau khi chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những cách kiểm soát cơn đau hiệu quả và đề phòng đau đầu tái phát.


Nguồn tham khảo:

What does a right-sided headache mean? https://www.medicalnewstoday.com/articles/321513

What Causes Headaches on the Right Side? https://www.healthline.com/health/headache-right-side#quick-relief

Các bài viết khác

Sốt xuất huyết Dengue là gì? 7 điều có thể bạn chưa biết

Sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè...

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng (TCM) là căn bệnh truyền nhiễm do các loại virus khác nhau thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh...

Đau nửa đầu là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau nửa đầu là một tình trạng rất phổ biến với nhiều triệu chứng. Đặc trưng của cơn đau nửa đầu là...

Cách chữa đau họng, viêm họng cho bà bầu dứt điểm

Đau họng là tình trạng viêm ở cổ họng, thường do virus hoặc nhiễm vi khuẩn gây ra. Thực tế theo như...

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh

Sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, tuy nhiên không phải...

Đau nửa đầu và đau đầu: Phân biệt như thế nào?

Thuật ngữ rối loạn đau đầu bao gồm nhiều tình trạng hệ thần kinh gây ra các triệu chứng đau ở đầu....