Ngoài táo bón sau sinh thì nhiễm khuẩn hậu sản cũng là những vấn đề thường gặp ở nhiều chị em sau khi sinh. Nếu không có cách điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cùng Hapacol theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Nhiễm khuẩn hậu sản là hiện tượng tương đối phổ biến với các triệu chứng như sau: sốt cao trên 38 độ C, đau bụng dưới, dịch âm đạo có mùi hôi, ớn lạnh, khó chịu, đau đầu sau sinh, da tái…
Trên thực tế, tùy vào phương pháp sinh mà nguy cơ nhiễm khuẩn khác nhau. Trong đó tỉ lệ thấp nhất ở các ca sinh thường (từ 1 – 3 % số ca), tăng dần ở những ca sinh mổ theo lịch (từ 5 – 15% số ca), cao nhất là các ca sinh mổ không có lịch trước (từ 15 – 20% số ca).
Triệu chứng của nhiễm trùng hậu sản có thể bao gồm sốt cao, đau tử cung, huyết khối lớn và mùi hôi từ âm đạo. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhiễm trùng hậu sản có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm màng phổi và nhiễm trùng huyết.
Nhiễm khuẩn hậu sản có thể được xác định thông qua việc thăm khám bằng cách lấy mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu để xét nghiệm. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Các vấn đề về nhiễm trùng thường được bác sĩ kê đơn uống với kháng sinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp. Không nên tự ý điều trị tại nhà, chị em nên đi khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trong vòng 6 tuần kể từ thời điểm sinh con.
Nhiễm trùng hậu sản, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của nhiễm trùng hậu sản:
Đây là hình thái nhẹ nhất. Do rách hoặc không cắt tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn, sót gạc trong âm đạo.
Hình thái này khá hiếm gặp, biểu thị bằng việc nhiễm khuẩn toàn bộ cơ tử cung, những ổ mủ trong lớp cơ tử cung, thường xảy ra sau viêm nội mạc tử cung hoặc bế sản dịch. Bế sản dịch là hình thái trung gian. Triệu chứng giống như viêm nội mạc tử cung nhưng khác là không thấy sản dịch hoặc có rất ít. Tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán và điều trị. Biến chứng có thể là viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu.
Đây là hình thái hay gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác nặng hơn như viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn máu.
Từ nhiễm khuẩn ở tử cung có thể lan sang các dây chằng (đặc biệt là dây chằng rộng) và các phần phụ như vòi trứng, buồng trứng.
Nếu là viêm dây chằng rộng ở phần trên hoặc viêm phần phụ thì khối u ở cao, nếu là viêm đáy của dây chằng rộng, nắn và phối hợp thăm khám âm đạo sẽ thấy khối viêm ở thấp, ngay ở túi cùng, có khi khối viêm dính liền với túi cùng, di động hạn chế. Khó phân biệt với đám quánh ruột thừa. Bệnh có thể khỏi nếu điều trị kịp thời, biến chứng thành viêm phúc mạc tiểu khung khối mủ (u mềm, nhiệt độ dao động). Nếu mủ vỡ vào ổ bụng gây ra viêm phúc mạc toàn thể. Nếu khối mủ ở thấp có thể vỡ vào bàng quang, trực tràng, âm đạo.
Viêm phúc mạc tiểu khung thứ phát là hình thái nhiễm khuẩn lan từ tử cung, dây chằng rộng, phần phụ, đáy chậu. Viêm phúc mạc nguyên phát là nhiễm khuẩn từ tử cung có thể không qua các bộ phận khác mà đi theo đường bạch mạch hoặc lan trực tiếp đến mặt sau phúc mạc, lan đến túi cùng sau, ruột, bàng quang.
Tình trạng viêm lan đến đâu sẽ hình thành giả mạc và phúc mạc sẽ dính vào nhau tại đó, phản ứng sinh ra các túi dịch, chất dịch có thể trong hoặc đục lẫn mủ hoặc máu (thể nặng).
Sản phụ cần nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, dùng kháng sinh phù hợp với liều cao; nếu có áp xe ở túi cùng Douglas phải chọc dò và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo; trường hợp điều trị không đáp ứng phải cắt bỏ tử cung và sử dụng kháng sinh thích hợp với liều cao truyền qua đường tĩnh mạch.
Có 2 thể viêm phúc mạc là viêm phúc mạc nguyên phát và viêm phúc mạc thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến viêm phúc mạc toàn bộ có thể xảy ra trong mổ lấy thai do:
Bệnh nhân sốt cao 40 độ C, mạch nhanh, khó thở, nôn, mặt hốc hác, bụng hơi chướng, đau ít, không có phản ứng thành bụng, gõ đục vùng thấp. Thăm âm đạo các cùng đồ đau, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, Hematocrit cao, thiếu máu tán huyết, CRP tăng. Rối loạn điện giải và toan chuyển hóa, rối loạn chức năng gan thận.
Đây được xem là hình thái nặng nhất có thể để lại nhiều di chứng thậm chí tử vong.
Nhiễm khuẩn hậu sản là một tai biến sản khoa nguy hiểm nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ, thậm chí có thể khiến mẹ và bé tử vong.
Nhiễm khuẩn hậu sản là một tai biến sản khoa do điều kiện y tế tại nơi mẹ sinh nở không được đảm bảo, các quy trình vệ sinh không đúng chuẩn khiến vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm nguy hiểm cho cơ thể. Tốt nhất để không gặp tình trạng này, các giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai cần phải lưu ý những điều sau:
Khi có ý định mang thai, bạn cần thực hiện khám phụ khoa và sức khỏe tổng quát. Nếu có những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa và nội khoa như thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, thiếu dinh dưỡng… thì cần phải đươc điều trị và để có sức khỏe ổn định, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Thực hiện khám và siêu âm thai theo quy định để có thể được bác sĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh về phụ khoa, thận, tiểu đường, tăng huyết áp…;
Phải đảm bảo người mẹ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên kiêng cữ nhiều, nên tập đi lại và vận động để kích thích lưu thông máu làm vết mổ nhanh lành hơn. Vấn đề nhiễm khuẩn hậu sản liên quan đến chất lượng vệ sinh, do đó chị em sau sinh cần chủ động giữ sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là vết khâu tầng sinh môn, đảm bảo đường mổ thành bụng phải khô và sạch, không quan hệ lại quá sớm…
Chọn nơi sinh cũng rất quan trọng, vì đây chính là thời điểm quyết định của cả mẹ lẫn con. Các cơ sở y tế, bệnh viện mà bạn lựa chọn phải đảm bảo yếu tố sau đây:
Điều kiện phải vô khuẩn hoàn toàn trong quá trình sinh đẻ, các thủ thuật, phẫu thuật thực hiện đúng quy chuẩn an toàn vô trùng.
Bác sĩ không được để sót rau trong tử cung, phải có khả năng xử trí tốt những tổn thương liên quan đường sinh dục trong quá trình sinh nở (sinh thường lẫn sinh mổ).
Ngoài ra, các mẹ cần chú ý biểu hiện bất thường của cơ thể nhất là liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục trước trong và sau sinh.
Trên đây là những vấn đề thường gặp sau khi sinh mà các chị em nên biết. Hy vọng qua bài viết này Hapacol có thể giúp các bạn đã hiểu hơn về hiện tượng nhiễm khuẩn hậu sản và biết cách phòng tránh, xử lý sao cho phù hợp.
Nguồn: