Cẩm Nang | [GIẢI ĐÁP] Mẹ Bị Sốt Có Cho Con Bú Được Không?

[GIẢI ĐÁP] Mẹ Bị Sốt Có Cho Con Bú Được Không?

Nhiều bà mẹ thường tỏ ra lo lắng khi mắc các bệnh như sốt hoặc khi họ ốm, liệu có thể tiếp tục cho con bú không? Theo các chuyên gia, hầu hết các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, hoặc các triệu chứng như sốt, đau bụng kèm tiêu chảy và nôn ói không thể lây sang trẻ qua sữa mẹ. Vậy mẹ bị sốt cho con bú được không? Thông qua nội dung dưới đây Hapacol sẽ giúp bạn đi tìm hiểu và lý giải.

1. Mẹ bị sốt cho con bú có được không?

Thông thường, việc cho con bú khi bạn bị ốm là an toàn. Nếu bạn đang mắc phải các bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm, bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ, bởi những vi khuẩn này không thể lây sang trẻ qua sữa mẹ.

Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi để cho con bú trực tiếp, bạn có thể vắt sữa hoặc sử dụng máy hút sữa. Đồng thời, hãy đảm bảo bạn uống đủ nước để duy trì sức khỏe.

Mẹ bị sốt có nên cho con bú không?

Mẹ bị sốt có nên cho con bú không?

2. Làm sao để không phải lây bệnh cho con khi cho bú?

Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Làm sao để cho con bú mà không lây bệnh? Dưới đây là những bước có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm từ bạn sang con. Để ngăn chặn vi khuẩn truyền sang cho trẻ, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi chăm sóc trẻ, bế hoặc khi cho trẻ bú.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần với con, kể cả khi bạn đang trong quá trình chăm sóc.
  • Che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi bằng khăn giấy và vứt ngay sau đó, sau đó rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay khô.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bé.
  • Vệ sinh các bề mặt trong nhà thường xuyên như bàn, tay nắm cửa và vòi nước.
  • Sử dụng một tấm chăn vải sạch giữa bạn và con khi bế hoặc cho bé ăn.
  • Vệ sinh vú trước khi cho con bú bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, nhưng không cần phải làm điều này trước mỗi lần cho bé bú vì có thể làm vú khô và nứt.
  • Không chia sẻ dụng cụ ăn uống, ly uống nước, khăn mặt, khăn tắm, giường, gối hoặc chăn cho đến khi bạn không còn có triệu chứng bệnh ít nhất là trong 5 ngày.
  • Nếu bạn mắc cúm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng virus. Thuốc này có thể giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian bệnh, nhưng cũng làm giảm cơ hội lây nhiễm cho con.

Ngoài ra, hãy bảo vệ con bằng cách tuân thủ đúng lịch tiêm chủng cho trẻ:

  • Vắc xin phòng bệnh: Đảm bảo trẻ được tiêm đủ các loại vắc-xin cần thiết. Ví dụ, nếu trẻ chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn, trẻ có thể mắc bệnh nặng khi tiếp xúc với vi khuẩn này từ nhiễm trùng của bạn.
  • Vắc-xin cúm: Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin cúm.

3. Hướng dẫn cách hạ sốt cho mẹ trong khi cho con bú

Dưới đây là một số các hướng dẫn về cách hạ sốt cho mẹ trong khi cho con bú mà bạn nên biết:

3.1 Ăn cháo hành lá, tía tô

Một phương pháp phổ biến để hạ sốt cho mẹ đang cho con bú là sử dụng cháo hành và tía tô. Tía tô không chỉ giúp giải cảm mà còn có khả năng làm giảm sốt. Việc ăn cháo hằng ngày (nấu từ thịt lợn, gà, bò…) từ 2 đến 3 bát sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố, kích thích mẹ tiết mồ hôi, và giảm nhiệt độ cơ thể. Sau khi ăn cháo nóng, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh và thư giãn hơn.

3.2 Súc miệng

Sau khi sinh, mẹ có thể mắc phải sốt do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Trong trường hợp này, việc sử dụng nước muối có thể giúp mẹ kháng khuẩn và làm dịu cảm giác đau rát họng. Mẹ nên súc miệng bằng nước muối khoảng 3-4 lần mỗi ngày. Có thể tự pha loãng nước muối tại nhà hoặc sử dụng nước muối sinh lý đã được pha sẵn.

Các lưu ý quan trọng khi mẹ bị sốt cho con bú

Các lưu ý quan trọng khi mẹ bị sốt cho con bú

3.3 Uống nhiều nước

Khi mẹ đang cho con bú mà bị sốt cao, cơ thể thường trải qua cảm giác mệt mỏi và mất nước do việc ra nhiều mồ hôi. Do đó, việc quan trọng nhất để hạ sốt cho mẹ là bổ sung nước cho cơ thể thông qua việc uống nước lọc, nước hoa quả, hoặc sữa tươi. Điều này không chỉ giúp cơ thể giảm sốt mà còn có thể kích thích sản xuất sữa mẹ nhiều hơn.

3.4 Sử dụng nước mật ong pha chanh

Nước mật ong pha chanh cũng là một phương pháp hiệu quả để giúp mẹ đang cho con bú hạ sốt. Mỗi ngày, uống 3 ly nước mật ong pha chanh theo tỷ lệ: 1 ly nước ấm pha cùng 3 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe chanh (nếu có thể, sử dụng 2 thìa cafe chanh sẽ tốt hơn). Việc sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần có thể mang lại hiệu quả rõ rệt.

Sử dụng chanh pha mật ong

Sử dụng chanh pha mật ong 

3.5 Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Dù mẹ có cảm giác chán ăn do cảm lạnh hoặc sốt, nhưng hãy nhớ rằng việc duy trì sức khỏe là quan trọng, đặc biệt khi có con nhỏ cần chăm sóc. Khi ốm, cơ thể càng cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn thông qua các nguồn thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… Đặc biệt, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như ớt đỏ, rau xanh sậm, cam, quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây… sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp mẹ hạ sốt nhanh hơn.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu rõ hơn những thực phẩm nên ăn nhằm hạ sốt trong bài viết này: Người lớn bị sốt nên ăn gì uống gì cho nhanh khỏi?

Dưới đây là các phương pháp giúp mẹ đang cho con bú hạ sốt. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, Hapacol luôn sẵn lòng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian ngắn nhất có thể!

Các bài viết khác

[Giải đáp] Người bị sốt cao nên chườm nóng hay lạnh?

Việc sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh là một phương pháp đơn giản để hỗ trợ trong việc điều trị các...

[Giải đáp] Trẻ bị viêm phổi có tự khỏi được không?

Viêm phổi là bệnh lý gây nhiễm trùng ở mô phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp của người nhiễm bệnh....

Sốt nhiễm khuẩn gây nguy hiểm như thế nào với trẻ?

Sốt nhiễm khuẩn là hiện tượng do nấm, ký sinh trùng,... gây nên và gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, nếu...

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt

Sốt là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải ai cũng biết đoán đúng mức độ...

Cách xử lý trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ thường xuyên xảy ra, khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng...

Đau đầu ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đầu ngón tay rất nhạy cảm với các kích thích bởi đây là khu vực chứa nhiều cơ quan cảm giác. Đau...