Cẩm Nang | Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang trán

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang trán

Trong nhiều năm trở lại đây, viêm xoang trán đã trở thành một trong những vấn đề nhiễm trùng phổ biến. Tình trạng viêm này phát sinh ở các hốc xoang cạnh mũi, nơi sản xuất chất nhầy cần thiết cho đường mũi hoạt động hiệu quả. Trong một số trường hợp, vấn đề trên còn có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng xương hay thậm chí là viêm màng não.

Vậy, bạn đã biết gì về căn bệnh này? Làm sao để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Hapacol dưới đây nhé.

Viêm xoang gây đau nhức, khó chịu

VIêm xoang trán lâu ngày có thể ảnh hưởng lên não

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

Tình trạng viêm và sưng ở phần niêm mạc xoang được gọi là viêm xoang. Thông thường, những xoang khỏe mạnh sẽ chứa đầy không khí. Tuy nhiên, khi viêm xoang phát sinh, khu vực sẽ bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy, từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Trong một số trường hợp, tình trạng sức khỏe này có khả năng là hệ quả từ các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm mũi dị ứng (sưng niêm mạc mũi). Cả 2 bệnh này trong thời gian đầu sẽ có những triệu chứng giống nhau nên bạn cần phải biết phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng
  • Sự hiện diện của khối u (không phải ung thư) trong mũi hay polyp mũi
  • Tăng trưởng nhỏ trong niêm mạc mũi gọi là polyp mũi
  • Lệch vách ngăn mũi

Các loại viêm xoang căn cứ vào mức độ bệnh

  • Viêm xoang cấp tính: thường bắt đầu bằng một số dấu hiệu tương tự cảm lạnh, ví dụ như nghẹt hay sổ mũi. Ngoài ra, nó còn có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài đến 2 – 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: thời gian kéo dài thường từ 4 – 12 tuần.
  • Viêm xoang mãn tính: các triệu chứng có nguy cơ kéo dài trong 12 tuần hoặc lâu hơn.
  • Viêm xoang tái phát: có thể xảy ra nhiều lần trong năm.

Các loại viêm xoang căn cứ vào vị trí của xoang

  • Viêm xoang hàm trên
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang bướm
  • Viêm đa xoang

Viêm xoang trán là một trong số các loại viêm xoang nguy hiểm vì nó dễ dẫn đến biến chứng của nội sọ nhất. Bệnh dễ dẫn tới như viêm màng não, áp xe não, viêm ngoài màng cứng, viêm não, huyết khối tĩnh mạch xoang hang. Không sớm điệu trị sẽ dẫn tới biến chứng như rối loạn ý thức hoặc rối loạn thần kinh khu trú.

Khi các triệu chứng viêm xoang trán kéo dài trong vòng 4 – 12 tuần, bác sĩ có thể kết luận bạn đang bị viêm xoang cấp tính.

Viêm xoang có thể xuất hiện trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dễ phát sinh ở những đối tượng thường rơi vào các trường hợp như sau:

  • Bên trong mũi sưng tấy, tương tự triệu chứng cảm lạnh
  • Nghẹt mũi
  • Polyp mũi
  • Hệ miễn dịch yếu hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Viêm xoang trán phát sinh từ đâu?

Nguyên nhân viêm xoang trán xảy ra chủ yếu bắt nguồn từ những yếu tố sau, bao gồm:

Viêm xoang gây đau nhức, khó chịu

Viêm xoang cấp tính thường bắt đầu bằng một số dấu hiệu tương tự cảm lạnh

Nhiễm virus

Những hệ quả từ sự tấn công của virus, ví dụ như cảm lạnh, có nguy cơ gây tắc nghẽn hốc xoang. Điều này có nghĩa là dịch nhầy tích tụ ở đây với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và đau xoang trán khó tả. 

Nhiễm khuẩn

Tình trạng viêm xoang trán do nhiễm khuẩn có thể kéo dài hơn so với trường hợp phát sinh bởi virus. Lúc này, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp từ thuốc kháng sinh. Trong vài tình huống hy hữu, nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau khi nhiễm virus. Nguyên nhân do hệ miễn dịch đã yếu đi sau khi đối phó với đợt tấn công từ virus trước đó. Đồng thời, lúc này, các hốc xoang trán và mũi cũng đặc biệt dễ bị thương tổn hơn bình thường. 

Nếu thời gian bạn bị nhiễm trùng kéo dài hơn 10 – 14 ngày, nhiễm khuẩn rất có thể là tác nhân đứng phía sau tình trạng viêm xoang trán ở bạn. 

Dị ứng (viêm mũi dị ứng)

Đôi khi sự tích tụ dịch nhầy ở xoang trán xuất phát do mũi tiếp xúc với một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng: 

  • Bụi
  • Phấn hoa
  • Lông, vảy, da chết… của động vật

Thông thường, viêm mũi dị ứng có thể kéo theo một số dấu hiệu tương đối giống với triệu chứng viêm xoang trán. Tuy nhiên tùy theo nguyên nhân, các cách điều trị sẽ khác nhau.

Lệch vách ngăn mũi

Về mặt lý thuyết, vách ngăn mũi là một bức tường mỏng, hình thành bởi mô và sụn, có nhiệm vụ phân chia khoang mũi thành 2 khoảng không gian có kích thước bằng nhau. 

Thực tế, theo các chuyên gia từ iện Tai mũi họng – Phẫu thuật Đầu và Cổ Hoa Kỳ, phần lớn trường hợp (khoảng 80%), vách ngăn mũi của mọi người đều không nằm đúng vị trí trung tâm và không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mũi. 

Tuy nhiên, đôi khi lệch vách ngăn mũi cũng sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng, nếu nó thường xuyên khiến bạn khó thở hoặc dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy. Mặt khác, lệch vách ngăn mũi còn có nguy cơ gia tăng tỷ lệ bội nhiễm, chẳng hạn như viêm xoang trán

Polyp mũi

Một khối u mềm, không đau (không phải ung thư) xuất hiện ở phần niêm mạc của mũi hoặc xoang được gọi là polyp mũi. Khối u này có liên quan đến viêm xoang trán, đồng thời ảnh hưởng đến 1 – 4% người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Polyp mũi có thể phát triển bởi:

  • Nhiễm trùng tái phát liên tục
  • Dị ứng với thuốc hoặc các chất kích thích từ môi trường xung quanh
  • Những vấn đề mãn tính liên quan đến hệ hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn

Trong hầu hết các trường hợp, polyp mũi không gây tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể chặn hoặc hạn chế luồng không khí và dịch nhầy qua xoang.

Dấu hiệu viêm xoang trán dễ nhận biết

Đau và tăng áp lực trong xoang

Khi dịch tiết bị ứ đọng và lấp đầy các hốc xoang sẽ tạo áp lực lên mặt và gây đau đớn, khó chịu. Các vị trí xoang có thể trở nên nhạy cảm khi chạm vào. Bên cạnh đó, bạn sẽ luôn có cảm giác muốn hắt hơi nhưng không thể.

Biểu hiện của viêm xoang

Đau nhức trán và hai bên sống mũi

Cơn đau thường xuất hiện ở má, xung quanh mắt và mũi, trán vì đây là những khu vực có xoang đằng sau. Khi cúi người xuống, cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn.

Đôi khi những cơn đau và áp lực trong xoang khiến cho người bệnh mất ngủ. Viêm xoang cũng làm cho các mô bên trong mũi sưng lên.

Đau đầu

Áp lực và đau do viêm xoang tạo ra có thể khiến bạn bị đau đầu quanh vùng trán. Một số người còn cảm thấy cơn đau xoang trán lan tỏa sang xung quanh, gây nên nhiều vấn đề khác như đau cổ.

Chảy dịch mũi sau

Đây là hiện tượng dịch nhầy từ mũi sau chảy xuống dưới cổ họng. Từ đó, người bệnh có thể bị khàn giọng, nghẹt mũi hoặc có cảm giác tăng áp lực trong cổ họng hay miệng.

Nghẹt mũi

Khi xoang bị nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn, nấm thì dịch tiết bị ứ đọng bên trong sẽ tạo điều kiện cho những tác nhân này phát triển. Sự tích tụ dịch tiết và tình trạng viêm sẽ khiến mũi bị tắc nghẽn.

Ho, sốt

Viêm xoang khiến cho chất nhầy và những dịch tiết khác chảy ngược vào cổ họng, gây ngứa họng hoặc cảm giác nghẹn trong họng. Một số người sẽ liên tục hắng giọng để làm cổ họng thông thoáng nhưng cũng có khi người bệnh ho không thể kiểm soát.

Sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể bị sốt khi viêm xoang cùng với các triệu chứng liên quan khác, bao gồm ớn lạnh, kiệt sức và đau nhức cơ.

Dịch nhầy có màu sắc khác thường

Sự hiện diện của virus, vi khuẩn hay nấm trong dịch nhầy tiết ra có thể khiến màu sắc dịch thay đổi. Những người bị viêm xoang cho biết họ thấy đờm khạc ra có màu xanh lá cây hay vàng, thậm chí chất nhầy khi xì mũi cũng có màu sắc khác lạ.

Viêm xoang sẽ khiến cho chất nhầy được sản xuất quá mức và bạn sẽ có cảm giác không thể hỉ sạch hết ra ngoài dù có cố gắng đến mức nào.

Mệt mỏi

Khi cơ thể chiến đấu với nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang sẽ cần rất nhiều năng lượng. Vậy nên, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt khi bị bệnh. Có những người còn cảm thấy như kiệt sức khi họ không thể thở được dễ dàng hoặc thấy đau nhức mũi.

Hơi thở có mùi

Dịch nhầy từ viêm xoang có thể có mùi hôi và gây ra mùi cho hơi thở hay khiến bạn có vị khó chịu trong miệng.

Đau răng

Áp lực tăng lên trong xoang có khả năng tác động lên nướu, dẫn đến đau răng, đau nướu hoặc đau miệng nói chung.

Đau xoang mạn tính

Một vài trường hợp, viêm xoang có thể trở thành tình trạng mạn tính. Nếu bạn bị đau xoang kéo dài vài tuần mà không phải do dị ứng hay nhiễm trùng gây ra thì đó có khả năng là viêm xoang mạn tính.

Chữa viêm xoang trán như thế nào hiệu quả?

Ngày nay, viêm xoang không còn là một tình trạng sức khỏe hiếm gặp. Do đó, những lựa chọn cho việc chữa viêm xoang hiệu quả cũng đa dạng hơn, chẳng hạn như:

Viêm xoang trán uống thuốc gì?

Nếu tình trạng viêm xoang của bạn không quá nghiêm trọng, thì bạn có thể tham khảm tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc trị viêm xoang hoặc thuốc thông mũi (trị tắc nghẽn mũi) để lấy ra hết những dịch nhầy tích tụ tại đây.

Thuốc trị viêm xoang

Thuốc viêm xoang dạng uống

Thuốc trị tắc nghẽn mũi có cả 2 dạng kê đơn hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn không nên liên tục sử dụng loại thuốc thông mũi không kê đơn quá 3 ngày, bởi vì nó có thể khiến mũi bạn càng lúc càng nghẹt hơn.

Đối với trường hợp viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một hoặc nhiều loại kháng sinh phối hợp. Bạn sẽ cần uống chúng đúng theo chỉ định của bác sĩ trong vòng 10 – 14 ngày. Triệu chứng viêm xoang thường sẽ tự động biến mất khi liệu trình điều trị hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, đối với tình huống viêm xoang mãn tính, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc như:

  • Steroid kết hợp với kháng sinh.
  • Thuốc giảm đau giúp xoa dịu các cơn đau khó tả ở mặt, răng hoặc đầu.
  • Thuốc kháng histamine dùng để đối phó với tình trạng dị ứng.
  • Thuốc kháng nấm dành cho tình huống viêm xoang do nấm.
  • Immunoglobulin nhằm tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Cách chữa viêm xoang trán tại nhà hiệu quả

Đối với các tình huống viêm xoang không quá mức nghiêm trọng hoặc viêm xoang tái phát, bạn có thể tự áp dụng một số cách chữa viêm xoang tại nhà thay vì phải đến bệnh viện. Những biện pháp khắc phục này có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau khó chịu, đồng thời loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong các hốc xoang, ví dụ như:

Xịt mũi

Bạn có thể sử dụng các thuốc xịt mũi OTC để giảm bớt sưng và nghẹt mũi. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi sử dụng các thuốc này, nhất là một số loại thuốc xịt giúp thông mũi. Lạm dụng thuốc xịt mũi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.

Khi dùng thuốc xịt thông mũi như oxymetazoline trong thời gian dài có khi làm cho mức độ tắc nghẽn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lâu hơn thời gian được khuyến nghị trên nhãn thuốc.

Ngoài ra, các thuốc xịt mũi có chứa corticoid như triamcinolone làm giảm nhẹ triệu chứng viêm xoang và sưng tấy nhưng chỉ an toàn khi sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.

Quan trọng nhất là bạn phải làm theo hướng dẫn sử dụng để tránh chảy máu cam hay những tác dụng không mong muốn khác. Nếu bạn đang có một tình trạng sức khỏe khác hay đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ và xin lời khuyên trước khi sử dụng thuốc xịt mũi.

Rửa mũi

Việc rửa mũi có thể giúp chữa viêm xoang khá hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những người hay rửa mũi ít bị đau đầu và ít cần dùng thuốc không kê đơn hơn những người không vệ sinh mũi.
Bạn sẽ cần dùng một bình xịt có vòi nhỏ đưa vào mũi để rửa sạch xoang. Lưu ý, bạn không nên dùng nước trực tiếp từ vòi để rửa mũi vì trong đó có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc ký sinh trùng mà mũi không thể tiêu diệt hết được. Từ đó, tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển nặng thêm.
Bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, nước cất hay nước muối sinh lý để rửa sạch mũi. Đơn giản nhất là bạn nên mua các bình dung dịch rửa mũi có sẵn tại các nhà thuốc tây.

Chữa viêm xoang bằng phương pháp xông

Trị viêm xoang tại nhà an toàn và hiệu quả

Xông hơi cho mặt

Dù không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy xông hơi là cách chữa viêm xoang hiệu quả nhưng nhiều người đã thử và thấy cách này giúp giảm bớt những triệu chứng bệnh.

Để xông hơi lên mặt, bạn có thể dùng một chậu nước nóng đặt dưới mặt, dùng khăn trùm qua đầu giúp cho hơi nước bốc lên tập trung vào mặt, mũi sau đó hít thở sâu.

Bạn cũng nên thêm 1–2 giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp cho vào tô nước khi xông hơi. Tinh dầu khuynh diệp các tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Nghỉ dưỡng

Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể khi bị viêm xoang. Việc này giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tập trung năng lượng để chống lại nhiễm trùng.

Ở nhà và nghỉ ngơi cũng là cách để ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.

Bổ sung nước

Uống nhiều nước trong thời gian bị viêm xoang sẽ giúp cơ thể luôn có đủ nước đồng thời giúp làm loãng dịch tiết và dễ làm sạch xoang.

Những thức uống bạn nên tiêu thụ trong khi bị viêm xoang bao gồm:

  • Nước lọc
  • Nước chanh nóng với mật ong hay gừng
  • Trà thảo mộc
  • Nước luộc rau

Viêm xoang nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng là một phần góp sức cho người mắc bệnh viêm xoang.  Tuy nhiên bên cạnh các loại thực phẩm làm giảm triệu chứng bệnh, một số loại thực phẩm còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Người viêm xoang nên ăn gì?

  • Thức ăn giày kháng sinh như mật ong, tỏi, gừng, chanh, quất,… Những thực phẩm này giúp giảm các tổn thương như niêm mạc xoang, hỗ trợ kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả và nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp loãng dịch tích tụ trong xoang, giúp giảm đi đáng kể tình trạng ứ động không khí, giúp cho người bệnh ễ thở hơn.

Người viêm xoang không nên ăn gì?

  • Thực phẩm chữa chất kích thích như cà phê, nước có gas,…vì chúng làm cho hiện tượng kích ứng, sưng tấy và dịch mủ tích tụ nhiều.
  • Thực phẩm cay nóng vì chúng sinh ra trào ngược dạ dày, acit từ dạ dày làm cho sự tấn công vòm họng và bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, phô mai, bơ, kem… vì chúng dễ làm tăng dịch nhầy khiến việc lưu thông không khí trở nên khó khăn.
Uống nước đầy đủ

Bù đủ lượng nước cũng làm giảm triệu chứng viêm xoang

Làm gì để phòng ngừa viêm xoang?

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng xoang, bạn nên tập một số thói quen tốt như:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc trước và sau khi ăn.
  • Tránh các yếu tố kích ứng cho hệ hô hấp, chẳng hạn như thuốc lá, khói, bụi… Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm rèn luyện thể chất thường xuyên và cân bằng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Điều trị sớm khi bị cảm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp.
  • Tiêm ngừa cảm cúm mỗi năm, rửa tay thường xuyên, tránh nơi đông đúc, không khí ô nhiễm khi bệnh dịch lây lan…
  • Bổ sung rau củ quả trong ăn uống, uống đủ nước, tránh căng thẳng
  • Không để tình trạng nghẹt mũi kéo dài, điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách, không dùng bừa bãi các loại thuốc xịt nhỏ mũi.

Vì là bệnh phổ biến do khí hậu ô nhiễm nên tâm lý nhiều người chủ quan, đến khi bệnh nặng thì mới bắt đầu chữa trị, lúc ấy đã muộn.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/sinus-headache

Các bài viết khác

4 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Sốt, nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Vậy nguyên nhân do đâu và nên xử lý khi bé bị...

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn và lưu ý cần biết

Dù mang lại hiệu quả hạ sốt nhanh nhưng sử dụng thuốc hạ sốt quá liều, quá nhiều lần có thể dẫn...

TOP 5 nguyên nhân đau lưng và cách điều trị tại nhà

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% người từng bị ít nhất 1 lần đau lưng trong...

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ SỐT?

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa và sốt khiến trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng, đầy bụng, mệt mỏi, chán...

Viêm họng đỏ là gì? Cách điều trị viêm họng đỏ hiệu quả

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng và sưng huyết đỏ. Người mắc viêm họng đỏ thường...

Cách sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao, co giật, nôn trớ

Làm cha mẹ, chúng ta hầu như ai cũng phải thường xuyên đối mặt với những cơn sốt của trẻ, từ sốt...