Cẩm Nang | Những lưu ý khi điều trị cho F0 tại nhà

Những lưu ý khi điều trị cho F0 tại nhà

Hiện nay với trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Bên cạnh hướng dẫn điều trị F0 của Bộ Y tế, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc bạn cần biết.

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh nhân COVID-19 đó là sốt, ho, người mệt mỏi, mất vị giác, khứu giác… hoặc có thể không có triệu chứng nào quá cụ thể. Thuốc hạ sốt và giảm đau thường được dùng nhiều nhất (nếu có triệu chứng sốt). Lưu ý gì khi dùng thuốc hạ sốt?

Nên sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5 độ C (kể cả trẻ em và người lớn), ngoài ra thuốc hạ sốt còn có thể giảm đau đầu, đau cơ… ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Nhiều loại thuốc hạ sốt trên thị trường có thể giống nhau ở hoạt chất, nhưng tên sản phẩm thì khác, do đó bạn nên chú ý kỹ điều này để tránh mua cùng loại, không dùng quá liều.

Theo hướng dẫn điều trị F0 của nhân viên y tế, liều lượng thuốc hạ sốt chia từ 10-15mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng; cần giữ khoảng cách dùng liều tiếp theo từ 4-6 giờ. Sau liều đầu tiên nếu bạn thấy triệu chứng sốt, đau nhức được cải thiện nhiều, thân nhiệt dưới 38,5 độ C thì không cần dùng thêm.

Với trẻ nhỏ bị mắc COVID-19, bố mẹ có thể hỗ trợ F0 điều trị tại nhà ngoài việc dùng thuốc hạ sốt cho bé, có thể chườm ấm vào khu vực cổ, nách, bẹn và cho bé uống nhiều nước để cân bằng điện giải.

Sử dụng thuốc hạ sốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng

Bạn nên nhớ, nếu dùng thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt không hạ hoặc ít, thì không được vội uống tăng liều. Hãy liên hệ với nhân viên y tế.

2. Thuốc trị ho, trị đau họng

Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau họng, ho nhiều thì có thể áp dụng một số phương pháp như sau: dùng chanh đào ngâm mật ong, pha mật ong với nước chanh ấm uống hàng ngày hay dùng một số loại thuốc trị ho thảo dược.

Theo dõi F0 tại nhà nếu ho khan nhiều, mệt mỏi trong người có thể dùng đến các thuốc giảm ho như dextromethorphan hoặc loại thuốc chống dị ứng như chlopheniramin, alimemazine… cũng có thể giảm ho, sổ mũi, ngứa họng và hắt hơi.

Lưu ý thuốc chống dị ứng có thành phần giúp an thần dễ gây buồn ngủ, nên uống vào buổi tối sẽ làm người bệnh dễ ngủ hơn. Với trường hợp ho nhưng có đờm trong họng cần dùng các loại thuốc có thể làm long đờm, loãng đờm như ambroxol, bromhexin…

Về điều trị ho, trước khi dùng thuốc người bệnh cần xác định đây là ho khan hay ho có đờm, để từ đó áp dụng thuốc đặc trị phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Với thuốc trị nghẹt mũi

Sổ mũi, nghẹt mũi rất dễ gặp khi mắc COVID-19. Trong nhiều trường hợp, nghẹt mũi nặng khiến người bệnh đau đầu, mệt mỏi, khó thở. Vậy trị nghẹt mũi như thế nào? Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên để đường mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Nếu vẫn còn, nên cân nhắc dùng thuốc thông mũi chuyên dụng để xịt hoặc nhỏ mũi. Lưu ý không nên lạm dụng loại thuốc này.

Giảm nghẹt mũi với nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý có thể giảm nghẹt mũi

3. Thuốc kháng virus

Theo hướng dẫn điều trị F0 tại nhà của Bộ Y tế, thuốc kháng virus được dùng cho đối tượng trên 18 tuổi mắc COVID-19 từ nhẹ đến trung bình nhưng có nguy cơ tiến triển nặng hơn. Đây là loại thuốc cần kê đơn, chỉ được sử dụng trong vòng 5 ngày từ lúc có kết quả dương tính virus.

Lưu ý khi dùng thuốc kháng virus:

– Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp (nếu có QHTD) và có hiệu quả trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir (thuốc kháng virus) cuối cùng.

– Phụ nữ đang cho con bú: trong thời gian điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng không nên cho con bú vì thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé.

– Nam giới trong độ tuổi sinh sản nên dùng biện pháp tránh thai phù hợp trong thời gian điều trị và ít nhất là 3 tháng kể từ khi uống liều monulpiravir cuối cùng.

Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần đọc kỹ khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Vậy điều trị f0 không triệu chứng tại nhà như thế nào? Với người không có triệu chứng cũng không nên chủ quan, vẫn cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe theo quy định.

Người bệnh sau 7 ngày tự điều trị tại nhà và có kết quả xét nghiệm nhanh là âm tính (kiểm tra tại trạm y tế hoặc thông qua đội ngũ test nhanh tận nhà) sẽ được trạm y tế phường/xã cấp giấy xác nhận âm tính và hoàn thành cách ly.

Nếu như sau 7 ngày vẫn xét nghiệm dương tính thì sẽ được chỉ định cách ly thêm 10 ngày nữa (với đối tượng tiêm ít nhất 2 liều vaccine) và 14 ngày (với đối tượng tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm).

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về những lưu ý khi hướng dẫn điều trị F0 tại nhà. Qua bài viết này hy vọng bạn đã biết thêm về cách sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn nhất.

(Nguồn: http://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/phong-chong-covid-19/luu-y-cach-dung-thuoc-cho-f0-tai-nha.html)

Các bài viết khác

CÓ NÊN CHỮA HO SỐT CHO BÉ BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh truyền nhiễm dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tuy có thể điều trị tại...

Bạn đã hiểu rõ về tình trạng đau cơ lưng và đau nhức sống lưng?

Đau nhức sống lưng và đau cơ lưng là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống, hầu như...

TRẺ SAU KHI TIÊM PHÒNG CÓ BỊ SỐT KHÔNG? BAO LÂU THÌ KHỎI?

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, việc theo dõi và chăm sóc bé là rất cần thiết. Trẻ có thể...

Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không ngủ được khi bị sốt

Có nhiều nguyên nhân khiến bé nhà bạn không ngon giấc, chẳng hạn như bị sốt, giật mình, thiếu chất… Nếu trẻ...

Sốt siêu vi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vào những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các...

Làm sao để trị ê buốt răng sau sinh?

Trị ê buốt răng sau sinh luôn là điều được nhiều người làm mẹ quan tâm. Cơn đau răng có thể không...