Bệnh tay chân miệng khi nào hết là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm khi có con nhỏ mắc bệnh. Do triệu chứng của bệnh để lại trên da nhiều tổn thương, nổi ban, bỏng nước khiến trẻ đau đớn và thường xuyên quấy khóc.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể tự khỏi tại nhà, tuy nhiên bệnh rất dễ lây lan nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh do virus thuộc giống Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là Coxsackievirus. Những virus này có thể lây lan từ người sang người khi có sự tiếp xúc trực tiếp với tay chưa rửa sạch hoặc bề mặt bị nhiễm virus.
Bệnh tay chân miệng thường gặp trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hầu hết trẻ em có các triệu chứng nhẹ trong 7 đến 10 ngày. Các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em:
Xem thêm: Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Trẻ em thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm từ 3-6 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, trẻ có thể bị lở miệng gây đau rát. Những vết loét này thường bắt đầu bằng những chấm đỏ nhỏ xung quanh miệng, qua mỗi ngày các vết sẽ phồng rộp và trở nên đau đớn.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị đau khi nuốt:
Xem thêm: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ có thể bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Không chỉ vậy, các vết ban cũng có thể xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc bộ phận sinh dục.
Đặc điểm nhận dạng các vết phát ban thường trông giống như các nốt phẳng, màu đỏ, đôi khi có mụn nước. Mủ bên trong các vết ban sẽ phồng rộp lên và có thể chứa vi-rút gây bệnh tay chân miệng. Do đó, bố mẹ cần giữ các vết phồng rộp sạch sẽ và tránh để trẻ chạm tay vào chúng.
Những vết mụn nước thường sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Điều đó cho thấy bé đã dần khỏi bệnh. Để tránh lây lan bệnh sang người khác, bạn nên thực hiện cách ly trẻ từ 1 tuần đến 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh.
Ngoài ra, khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh việc lây nhiễm:
Sau thời kỳ phát bệnh nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này thường là từ 3 – 5 ngày sau khi bộc phát các triệu chứng bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh.
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất
Bên cạnh đó, nếu bố mẹ nhận thấy tình trạng bệnh của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì không nên chủ quan theo dõi tại nhà, mà cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/hand-foot-mouth-disease
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html