Mặc dù là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, thế nhưng hiện nay đau nhức xương khớp đang có dấu hiệu trẻ hóa. Theo đó, đau nhức xương khớp ở người trẻ gây ra rất nhiều hệ lụy về lâu dài. Vậy người trẻ cần làm gì để đối phó với tình trạng này?
MỤC LỤC NỘI DUNG
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở nhiều người lớn tuổi với những triệu chứng phổ biến như đau 1 khớp hoặc nhiều khớp cùng lúc, khớp có dấu hiệu sưng, nóng và đỏ, đau nhức khi vận động, phát ra âm thanh và khó khăn khi di chuyển, vai gáy và lưng dưới tê mỏi… Thế nhưng, tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ với nhiều nguyên nhân như lười vận động, thừa cân, ngồi sai tư thế về lâu dài… Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể khiến người bệnh bị tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Công việc bận rộn cùng sự ảnh hưởng của các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, máy vi tính… khiến cho con người ngày càng ít vận động. Thế nhưng, thiếu vận động sẽ làm cho các cơ trở nên lỏng lẻo, trở nên thiếu linh hoạt dẫn đến các cấu trúc cơ, xương, gân , dây chằng rất dễ bị sai lệch. Thậm chí, nếu thói quen ít vận động kéo dài, khớp xương của người bệnh có thể bị thoái hóa và hư hại vĩnh viễn ngay từ sớm.
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Theo đó, hệ thống xương – cơ – dây chằng chỉ chịu được trọng lượng ở mức bình thường. Vì thế khi dư thừa cân nặng, hệ thống này sẽ bị quá tải, các khớp (khớp gối, khớp hàng) và cột sống sẽ phải chịu áp lực rất lớn và gây ra đau nhức.
Bên cạnh những thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến người trẻ tăng cân và đau xương khớp, tình trạng này có thể gây ra một số loại thực phẩm khác như đồ ngọt, đồ ăn nhiều muối, thực phẩm có chứa Axit béo Omega – 6…. Ví dụ, đồ ăn nhiều muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bạn bị sưng lên do bị tích nước và có thể gây ra thoái hóa khớp. Vì thế khi nêm nếm gia vị cho món ăn, bạn chỉ nên nêm mọi loại gia vị ở mức vừa phải.
Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia không chỉ làm suy giảm sức khỏe tổng quát mà còn gây ra đau nhức xương khớp ở người trẻ. Thuốc lá có chất nicotine làm phá huỷ mô sụn, tổn thương mô liên kết của đĩa đệm cột sống, bao khớp và hệ dây chằng của khớp. Trong khi đó, rượu bia khiến cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải, từ đó dẫn đến đau nhức xương khớp.
Những tư thế xấu sẽ gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Lúc này, không chỉ khớp xương bị tổn thương mà điều này còn kích thích dây chằng, cơ và các mô mềm bao xung quanh.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, đau xương khớp ở người trẻ còn có thể gây ra bởi các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp dạng thấp, lao xương khớp,… Đối với tình trạng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách.
Để giảm và phòng tránh đau xương khớp hiệu quả, người trẻ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Thường xuyên vận động và tập luyện thể thao không chỉ giúp các khớp dẻo dai mà còn giúp người trẻ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không cần phải thực hiện các bài tập nặng. Thay vào đó, bạn chỉ cần dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày cho những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể có sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật, bao gồm cả tình trạng đau cơ xương khớp ở người trẻ. Theo đó, bạn nên đảm bảo bữa ăn có đủ năng lượng, nước, chất xơ, vitamin, đạm và tinh bột. Ưu tiên các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, vitamin C, khoáng chất, đạm,… và uống đủ 2 lít nước/ ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
Nếu nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức xương khớp là cân nặng, bạn không nên giảm cân đột ngột vì điều này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có lộ trình giảm cân hiệu quả và an toàn.
Hãy đảm bảo tư thế của mình đúng khi làm việc. Cụ thể, bạn không nên ngồi quá sát màn hình máy tính hoặc cong lưng. Ngoài ra, lâu lâu bạn cũng nên đứng lên hoặc di chuyển để giảm áp lực cho vùng lưng dưới và cột sống.
Massage là biện pháp giúp giảm các cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với chườm nóng hoặc chườm lạnh để tăng hiệu quả giảm đau.
Khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể dùng miếng dán giảm đau ở khu vực đang bị đau nhức hoặc uống thuốc không kê toa như Paracetamol. Đối với thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bạn cần lưu ý bởi NSAID có thể gây loét dạ dày, tổn thương thận, tim,… nếu lạm dụng trong thời gian dài.
Đau nhức xương khớp ở người trẻ đang trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng không ít đến công việc và chất lượng sống của người bệnh. Vì thế bên cạnh những giải pháp dùng thuốc giảm đau liều mạnh tại nhà, bạn nên chủ động đi khám để được điều trị kịp thời, tránh để cho tình trạng này ngày càng trở nặng và nguy cơ bị tàn phế do nhóm nguyên nhân bệnh lý.
Nguồn tham khảo:
https://laodong.vn/suc-khoe/dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-tre-va-nguoi-gia-dung-thuoc-gi-tot-nhat-655669.ldo