Vận động quá sức khiến cho chúng ta luôn gặp phải tình trạng đau mỏi bắp chân, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khác đã và đang gây cho bạn cảm giác đau nhức bắp chân. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết xem đó là những nguyên nhân nào nhé.
Đau mỏi bắp chân được xem là một hiện tượng đau ê ẩm và rã rời ngay ở bắp chân. Nhất là khi bước đi và động, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đôi chân nặng nề và khó di chuyển. Thông thường cơn đau sẽ không giữ nguyên một vị trí mà chúng sẽ di chuyển và chạy dọc từ mông đến bắp chân hay từ đùi đến bắp chân.
Trong khoảng thời gian đầu, triệu chứng đau mỏi bắp chân sẽ không xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Điều này sẽ gây khó khăn cho người bệnh phát hiện và chủ động đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
Tình trạng đau bắp chân ở mỗi người thường không giống nhau, nhưng nó thường có cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối hay thậm chí là đau thắt ở mặt sau của cẳng chân. Tuy nhiên các cơn đau chỉ dừng lại ở đau bắp thịt của chân không phải cảm giác đau trong xương. Chính vì thế có rất nhiều người chủ quan và xem nhẹ không tìm ra phương pháp để điều trị triệt để. Một số triệu chứng rõ nhất cho thấy tình trạng đau mỏi bắp chân đang ngày một nghiêm trọng hơn:
Đối với những cơn đau nhẹ thường giảm nếu nghỉ ngơi, được chườm đá hoặc uống kháng viêm. Đối với những trường hợp nặng, nếu không đi thăm khám nhanh chóng sẽ gây ra các biến chứng sau đây:
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm gây cho người bệnh đau mỏi bắp chân:
Gân Achilles được biết đến như một bộ phận kết nối cơ bắp chân và xương bắp chân. Chính vì thế khi gây tổn thương cho gân này có thể ảnh hưởng đến bắp chân. Ngoài tình trạng thường thấy như viêm, đau nhức thì còn có dấu hiệu cứng và tê bắp chân vào buổi sáng, các cử động gập bàn chân sẽ bị hạn chế.
Tĩnh mạch ở chân có một van đặc biệt với nhiệm vụ đưa máu ngược chiều từ chân về tim. Một khi tình trạng suy tĩnh mạch diễn ra, lúc này tĩnh mạch bắt đầu giãn rộng hoặc van trong tĩnh mạch bị tổn thương, có thể ứ đọng lại máu ngay tại bắp chân. Từ đó gây ra một số triệu chứng như: chuột rút, nhức và tê ở lòng bàn chân, những người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch dễ bị đau bắp chân về đêm, dẫn đến mất ngủ.
Dây thần kinh tọa được kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân và cơn đau ở dây này chủ yếu là đến từ thoát vị địa đệm. Nếu đĩa đệm cột sống trượt ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi sẽ làm dây thần kinh tọa bị chèn ép gây nên tình trạng đau thần kinh tọa và một số triệu chứng đi kèm như: đau bắp chân, đau cẳng chân và mặt sau của đầu gối,…
Hội chứng chân không yên là một bệnh lý rất thường gặp ở những người cao tuổi. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở bắp chân, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Biến chứng thần kinh ngoại biên của căn bệnh tiểu đường gây ra những cơn đau rã rời, tê bì ở cả bắp chân và hai bàn chân. Mặt khác, khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương nặng, nguy cơ cao người bệnh sẽ bị tàn phế cũng như mất đi hoàn toàn cảm giác ở bộ phận này.
Nếu bạn luôn cảm thấy đau bắp chân khi đi bộ. Căng cơ là tình trạng tổn thương cơ ở phía sau của chân. Điều này không chỉ làm cho chân bị cứng gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bắp chân, bàn chân, mắt cá hay thậm chí là đầu gối.
Chế độ ăn uống không lành mạnh và không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: canxi, kali, magie,… cũng khiến cho người bệnh dễ mắc phải tình trạng đau bắp chân đi kèm với những bệnh lý liên quan đến xương khác.
Một số loại thuốc như: Fluvastatin, Atorvastatin có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ từ đó làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chuột rút, đau nhức thường xuyên bắp chân, bàn chân hoặc có thể nặng hơn là nằm một chỗ và không thể di chuyển được.
Theo thời gian, hệ xương khớp của chúng ta sẽ dần bị lão hóa. Điều này dẫn đến khi bước đi hay vận động phần khung xương không thể chống đỡ toàn bộ cơ thể và bắt buộc phải chèn ép lên cơ chân gây nên tình trạng đau nhức tại vùng cơ bắp chân.
Khi gặp những triệu chứng đau bắp chân, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và thăm khám nhanh chóng để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Tránh để quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng đau mỏi bắp chân:
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và thuốc người bệnh hiện đang sử dụng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả các triệu chứng hay phần cơ thể đang bị ảnh hưởng, kiểm tra dáng đi cũng như khả năng vận động, phản xạ chân và các triệu chứng toàn thân.
Một số kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh đau bắp chân và mức độ nghiêm trọng như: chụp X-quang, siêu âm cộng hưởng từ (MRI). Đôi khi xét nghiệm máu cũng được xem là cần thiết
Sau khi đã được chẩn đoán được nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng đau bắp chân, các bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị. Điều trị tình trạng đau bắp chân hoàn toàn phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân của bệnh. Người bệnh có thể chườm đá, kê cao chân là hai biện pháp thông dụng và hiệu quả cho bệnh đau bắp chân. Cố gắng nâng cao chân bằng hoặc cao hơn mức tim để giảm tình trạng sưng phù. Chườm đá trong khoảng 20 phút.
Đối với những chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu với mục đích làm tăng sức cơ và khả năng cử động giúp người bệnh quay trở lại như trước.
Rất hiếm khi phẫu thuật khi điều trị đau bắp chân nhưng sẽ cần thiết đối với những trường hợp nặng hơn chẳng hạn như gân achilles bị rách hoặc bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường, huyết khối tĩnh mạch sâu hay hội chứng khoang.
Hi vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin khi gặp phải tình trạng đau mỏi bắp chân và biết cách điều trị phù hợp.