Cẩm Nang | Cẩm nang | Nguyên nhân và cách xử lý bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn

Nguyên nhân và cách xử lý bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn

Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu, hay bị bệnh là một trong những nỗi lo lớn của cha mẹ. Một trong những bệnh lý thường gặp nhất là bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn. Trong bài viết sau đây, Hapacol sẽ giúp các bậc phụ huynh có những típ chữa trị cho con yêu thật hữu hiệu.

1. Nguyên nhân bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn

Bệnh sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn thường có 2 nguyên nhân chính gây nên bao gồm: cảm lạnh và nhiễm vi rút Adenovirus.

1.1. Cảm lạnh

Bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn có thể là do cảm lạnh. Khi trẻ mắc cảm lạnh, chất nhầy thường tích tụ trong mũi và họng, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Hệ miễn dịch của trẻ có thể suy yếu do tác động của cảm lạnh, cho phép vi khuẩn tiếp tục tồn tại trong mũi và họng. Dưới đây là hai trường hợp phổ biến:

  • Trường hợp 1: Cảm lạnh tự giảm đi khi hệ miễn dịch tự động loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy ra khỏi cơ thể.
  • Trường hợp 2: Vi khuẩn phát triển mạnh gây nhiễm trùng thứ phát và gây ra các biến chứng cảm lạnh. Biến chứng này có thể bao gồm:
    • Viêm xoang: Vi khuẩn trú ngụ và gây nhiễm trùng trong các hốc xoang gần mũi, gây ra triệu chứng như mắt đỏ (do viêm kết mạc), chảy nước mũi xanh, sốt, ho, và mệt mỏi.
    • Viêm tai giữa: Dịch chất nhầy tích tụ trong khoang tai giữa, gây ra triệu chứng như đau tai, tai bị ướt, sốt, và mệt mỏi.
    • Viêm phế quản: Cảm lạnh do virus có thể gây biến chứng viêm phế quản, dẫn đến triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau ngực, thở nhanh, và tiếng rít.
    • Viêm phổi: Nếu vi khuẩn phát triển quá mức trong chất nhầy, trẻ có thể bị viêm phổi. Vì vậy, khi trẻ mắc cảm lạnh, giúp trẻ hút đàm ra khỏi cơ thể để giảm triệu chứng ho và sổ mũi, và ngăn vi khuẩn không có điều kiện phát triển. Trẻ bị cảm lạnh dẫn đến biến chứng viêm phổi thường có các triệu chứng như sốt cao trên 38,5 độ C trong hơn 5 ngày, khó thở, thở nhanh, đau ngực và tiếng rít.
Cảm lạnh - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sốt mắt đỏ ghèn ở trẻ

Cảm lạnh – một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sốt mắt đỏ ghèn ở trẻ

1.2. Nhiễm Adenovirus

Adenovirus là một nhóm virus gây nhiễm trùng và thường xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Thống kê y tế cho thấy hầu hết trẻ dưới 10 tuổi từng nhiễm Adenovirus ít nhất một lần. Virus này có thể hoạt động quanh năm, nhưng thường mạnh mẽ hơn vào mùa giao mùa.

Adenovirus có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ hô hấp, kết mạc, tiêu hóa,… Khi trẻ nhiễm virus này, các triệu chứng thường xuất hiện như sốt, ho, sổ mũi, và mắt đỏ, có triệu chứng tương tự như cảm cúm, tạo điều kiện dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, trẻ bị nhiễm Adenovirus thường có sốt cao hơn, khó giảm bằng thuốc hạ sốt và sốt thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Các triệu chứng khác mà trẻ có thể gặp khi bị nhiễm Adenovirus bao gồm: hắt hơi, đau họng, mắt đỏ, mắt sưng và ngứa, chảy nước mắt, mí mắt sưng nề, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Nếu không được điều trị kịp thời, Adenovirus có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi mạn tính, nhiễm trùng nặng hoặc viêm ruột. Việc chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiễm Adenovirus cần được tiến hành sớm để ngăn ngừng sự phát triển của các biến chứng này.

Xem thêm: Cách xử lý bé bị ho sổ mũi tại nhà

2. Cách xử lý bé bị sốt mắt đổ ghèn

Khi phát hiện bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng. Hiện chưa có loại thuốc điều trị cụ thể cho các nguyên nhân này, vì vậy mục tiêu chính là giảm các triệu chứng không dễ chịu. Đa số trẻ sẽ được hướng dẫn về cách điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình chăm sóc bé bị sốt mắt đổ ghèn, nếu phát hiện các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế:

  • Sốt cao trên 39 độ C và dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng.
  • Bất thường ở hệ hô hấp, như thở nhanh hoặc khó thở.
  • Triệu chứng đau mắt, viêm kết mạc hoặc vấn đề về thị lực.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Có các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, tiểu ít, miệng khô, hoặc các triệu chứng bất thường khác.

Bằng việc đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ sẽ giúp xác định nguyên nhân cụ thể gây ra triệu chứng và nhận được hướng dẫn cụ thể về cách điều trị để đảm bảo sức khỏe và an toàn của trẻ.

Cha mẹ nên bình tĩnh để phát hiện và đưa con đi điều trị kịp thời

Cha mẹ nên bình tĩnh để phát hiện và đưa con đi điều trị kịp thời

Xem thêm: Trẻ bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao? Cách trị sổ mũi cho bé

3. Những biện pháp phòng ngừa 

Những biện pháp phòng ngừa bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn

Những biện pháp phòng ngừa bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn

Để ngăn ngừa sự xuất hiện của triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, và mắt đổ ghèn ở trẻ, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

Tăng cường đề kháng cho trẻ:

  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn uống đủ chất sẽ cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Trẻ sơ sinh nên được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, và cố gắng tiếp tục cho bé bú sữa mẹ đến khi tròn 2 tuổi. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp theo từng độ tuổi.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn:

  • Duy trì vệ sinh mũi và họng sạch bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày.
  • Dạy cho trẻ cách rửa tay đúng cách và khuyến khích thói quen rửa tay thường xuyên.
  • Hướng dẫn trẻ cách ho và hắt hơi vào giấy hoặc khăn tay.
  • Bảo đảm rằng người chăm sóc trẻ luôn giữ tay sạch sẽ.
  • Giữ cho các bề mặt mà trẻ tiếp xúc luôn sạch sẽ.
  • Đảm bảo rằng trẻ được giữ ấm để tránh bị cảm lạnh, đặc biệt là vào mùa giao mùa.
  • Hạn chế tiếp xúc của trẻ với môi trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Khuyến khích trẻ đeo khẩu trang khi cần thiết, đặc biệt là khi ở nơi đông người hoặc trong môi trường có khả năng lây lan bệnh.
  • Đảm bảo rằng trẻ được tiêm vắc xin theo lịch trình và đầy đủ để ngăn ngừa các bệnh có thể gây ra triệu chứng này.

Khi bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn, cha mẹ trước nên bình tĩnh, không sốt sắng, cho bé sử dụng những loại thuốc lạ. Nên đưa các con đến trung tâm y tế để tìm kiếm những giải pháp y khoa hữu hiệu hơn.

 

Các bài viết khác

Đau bụng trên bên phải và những điều bạn cần biết?

Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở tất cả mọi người, nhưng ở mỗi một vị trí đau sẽ thể hiện...

[Giải đáp] Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

Với sức đề kháng còn kém thì khi trẻ bị sốt việc chăm sóc cần được cẩn trọng hơn so với bình...

Mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho trẻ hiệu quả

Sốt phát ban là một trong những căn bệnh rất hay xảy ra đối với trẻ em. Để giúp các mẹ bỉm...

Bé bị sổ mũi xanh: 4 cách khắc phục bé bị sổ mũi xanh tại nhà

Trẻ sổ mũi xanh là một vấn đề thường gặp, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh...

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm mà ba mẹ không nên bỏ qua

Khi trẻ mọc răng sớm, việc chăm sóc và quan tâm đặc biệt là điều quan trọng để đảm bảo sự thoải...

Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả bạn nên biết

Thuốc giảm đau răng là một trong những giải pháp hàng đầu nhiều người bệnh nghĩ đến khi răng gặp vấn đề....