Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hoá. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá thường có những biểu hiện như: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như quá trình phát triển của bé. Dưới đây là những cách chữa trị bé bị rối loạn mà các bậc phụ huynh cần biết.
Rối loạn tiêu hóa thường được hiểu là tình trạng cơ vòng bên trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, làm cho trẻ đau bụng và có sự thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa không gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và chậm phát lớn. Do đây là giai đoạn trẻ cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng đáng kể để lớn lên.
Mặc khác nếu trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể tiến triển thành mãn tính và bé sẽ thường xuyên mắc phải tình trạng này khi lớn lên.
Nôn chính là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa và trào ngược từ dạ dày ra miệng nhờ vào các tác động gắn sức của cơ thể tạo ra. Nôn trớ là hiện tượng thường xảy ra khi trẻ ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi thay đổi tư thế một cách đột ngột. Hầu hết các trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng này trong giai đoạn mấy tháng đầu đời. Đây là một hiện tượng sinh lý nên các phụ huynh không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu sau 1 tuổi, bé vẫn thường xuyên bị nôn trớ, chậm tăng cân hoặc sợ ăn thì khả năng cao trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa hay mắc một số bệnh lý về tiêu hóa. Ba mẹ cần dẫn bé đi khám để biết chính xác tình trạng của con mình.
Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy trẻ đang bị phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ, thường là do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn hoặc ăn thức ăn ôi thiu, kém chất lượng.
Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước kịp thời.
Một triệu chứng nữa khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó chính là táo bón. Đây là tình trạng trẻ không đi ngoài một cách thường xuyên, 2-3 ngày bé mới đi một lần. Tính chất phân khô, cứng đôi khi to,… Bé bị đau bụng và gặp khó khăn khi đi đại tiện, muốn đi nhưng không được. Hậu quả của táo bón là khiến cho trẻ trở nên biếng ăn, sợ ăn, sợ đau bụng và chậm lớn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị táo bón đó chính là bé ăn phải những thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán chứa nhiều dầu mở, thức ăn quá nhiều đạm, đồ ăn cứng,… Trẻ ăn ít chất xơ, uống rất ít nước và không ăn nhiều trái cây,… Bên cạnh đó yếu tố tâm lý có thể khiến bé dễ bị táo bón.
Những trẻ sinh non, bị đứt hậu môn, dùng thuốc kháng sinh nhiều rất dễ dẫn đến tình trạng táo bón.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi. Biểu hiện là bụng trẻ thường xuyên bị căng to và bé ợ hơi liên tục. Do bị đầy hơi nên bé thường xuyên phải đánh hơi và đôi khi còn bị hôi miệng.
Tình trạng rối loạn tiêu hoá này thường khiến cho trẻ kén ăn, lười ăn do hệ tiêu hoá tiêu hoá và hấp thụ dinh kém.
Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện nên con có thể gặp phải những vấn đề như: cơ thể dụng nạp những loại thức ăn lạ, kém chất lương, những thực phẩm khó tiêu,… Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu rất dễ bị vi khuẩn, virus có trong thức ăn tấn công gây bệnh cho trẻ.
Trẻ nhỏ nếu sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài có thể sẽ khiến bé gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hoá. Nguyên nhân chủ yếu là do kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng nó cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá do không còn lợi khuẩn bảo vệ cho đường ruột.
Ngộ độc thức ăn sẽ khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn là do trẻ ăn phải thực phẩm bị ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ tươi sống, nấu chưa chín hoặc do quá trình chế biến thực phẩm bằng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn.
Một khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn. Có nhiều trường hợp có thể sẽ bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Nặng hơn, bé vẫn có thể bị sốt, phân lẫn máu.
Môi trường sống xung quanh bé thường xuyên bị ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm,… cũng có thể khiến cho vi khuẩn từ môi trường dễ dàng xâm nhập trực tiếp vào hệ tiêu hoá của bé và gây nên tình trạng rối loạn.
Hệ tiêu hoá hoạt động bình thường của trẻ luôn đảm bảo cân bằng giữa các lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn có vai trò duy trì các hoạt động bình thường và bảo vệ sức khoẻ của hệ tiêu hoá, giúp đường ruột, hại khuản nhiều hơn lợi khuẩn thì trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá với các biểu hiện tiêu chảy.
Để phòng tránh trường hợp bé bị rối loạn tiêu hoá, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm nhiều thực phẩm hỗ trợ có chứa nhiều vitamin thiết yếu như: kẽm, sắt, vitamin nhóm B,…