Các chuyên gia luôn đánh giá cao mức độ nguy hiểm của tình trạng bà bầu bị sốt siêu vi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.
Nếu không cẩn thận, mẹ bầu hoàn toàn có khả năng đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng như những người khác, bao gồm cả sốt siêu vi, tình trạng thân nhiệt tăng lên để chống lại virus xâm nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, vì sức khỏe của phụ nữ thường trở nên yếu đi khi mang thai nên bệnh có thể phát triển nghiêm trọng hơn, đồng thời rủi ro phát sinh biến chứng cũng tăng cao.
Vậy, bà bầu bị sốt siêu vi do đâu? Lúc này bạn cần phải làm gì? Thêm vào đó, thai nhi có bị ảnh hưởng gì từ vấn đề này không? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Khi mang thai, sức đề kháng ở mẹ bầu có thể suy giảm không ít. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh lý phát sinh, ví dụ như viêm dạ dày ruột siêu vi, cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Từ đó, cơ thể mẹ bầu cũng sẽ tự động tăng nhiệt để chống lại sự tấn công của những chủng virus gây bệnh, tạo thành cơn sốt siêu vi. Thông thường, thân nhiệt của bà bầu bị sốt siêu vi rơi vào mức 38 – 39ºC và có thể kéo dài khoảng một tuần. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, cả mẹ và bé đều gặp nguy hiểm.
Để nhận biết rõ hơn và tình trạng sốt siêu vi thì mời bạn đọc bài viết: Sốt siêu vi ở người lớn: Triệu chứng và cách can thiệp tại nhà
Trong trường hợp này, mức độ nghiêm trọng của tình trạng sốt siêu vi phụ thuộc vào hai yếu tố gồm:
Tuy nhiên, phần lớn trường hợp, cả mẹ và bé đều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơn sốt.
Nếu thời điểm bà bầu bị sốt siêu vi rơi vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, thai có nguy cơ lớn chịu ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như:
Trong số đó, các chuyên gia đánh giá trường hợp sốt siêu vi do nhiễm virus rubella là nguy hiểm nhất, vì thai nhi có đến 90% nguy cơ mắc phải hội chứng Rubella bẩm sinh kèm theo dị tật.
Ngược lại, những chủng virus khác dù có thể gây sảy thai nhưng sẽ không để lại di chứng dị tật cho thai nhi.
Từ thời điểm này trở đi, rủi ro phát sinh biến chứng ở thai nhi do bà bầu bị sốt siêu vi giảm đi đáng kể. Theo bác sĩ, lúc này, thai nhi và nhau thai đã phát triển tương đối và có khả năng chống lại mầm bệnh truyền sang từ mẹ.
Tuy nhiên, sốt xuất huyết vẫn có khả năng đặt mẹ và bé vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt nếu bệnh phát sinh ngay kỳ sinh nở. Lúc này, mẹ có nguy cơ bị xuất huyết sau sinh, còn trẻ vừa chào đời cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, dù triệu chứng sốt siêu vi bộc lộ ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện ngay lập tức để nhận sự chăm sóc y tế và điều trị bệnh an toàn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ sớm có biện pháp theo dõi sự phát triển của thai nhi chặt chẽ nhằm phòng ngừa biến chứng.
Bên cạnh đó có thể những câu hỏi trong bài viết Những câu hỏi thường gặp khi bị sốt siêu vi có thể hữu ích cho bạn
Hạ sốt là điều đầu tiên bạn cần làm khi bị sốt siêu vi. Một số thuốc hạ sốt có thể giúp bạn làm điều này, ví dụ như paracetamol. Tuy nhiên, đối với trường hợp mẹ bầu bị sốt siêu vi, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Thay vào đó, bạn nên áp dụng một số biện pháp hạ sốt an toàn hơn, ví dụ như sử dụng khăn ấm lau người nhằm phân tán bớt nhiệt từ cơ thể. Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên mau chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ các chuyên gia.
Ngoài ra, chúng ta đều biết phòng ngừa bệnh ngay từ đầu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Do đó, khi mang thai, mẹ bầu cần áp dụng một số quy tắc sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa virus tấn công, chẳng hạn như:
Khả năng hoạt động của hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị sốt siêu vi. Để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi, bạn nên tìm hiểu và áp dụng những biện pháp nâng cao sức đề kháng của bản thân ngay từ đầu, chẳng hạn như giữ vệ sinh cá nhân, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng…
Nguồn tham khảo:
Flu & Fever During Pregnancy: Complications and Treatment. https://www.healthxchange.sg/women/pregnancy/flu-fever-pregnancy-complications-treatment