Cẩm Nang | 4 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TRẺ BỊ BỆNH VIÊM MŨI HỌNG

4 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TRẺ BỊ BỆNH VIÊM MŨI HỌNG

Là bệnh đặc trưng khi thời tiết chuyển mùa, sốt cao viêm họng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy bố mẹ cần chú ý điều gì khi con bị bệnh? Chăm sóc như thế nào? Dinh dưỡng ra sao? Cùng tìm hiểu những điều cần biết khi trẻ bị viêm mũi họng trong bài viết này.

1/ Hạ sốt đúng cách

Nếu thấy trẻ sốt trên 38.5 độ C, ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Ngoài ra để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không quấn chăn dày quanh người trẻ. Cần cho trẻ uống nhiều nước, đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì tăng các bữa bú để cấp nước cho cơ thể.

Việc dùng thuốc hạ sốt cần có chỉ định về liều dùng của bác sĩ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng, vì sai liều lượng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bố mẹ nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc hạ sốt nên có sự tham vấn của bác sĩ

Dùng khăn bông thấm nước ấm (nhiệt độ từ 37 – 40 độ C), sau đó vắt ráo và lau khắp người cho trẻ. Nên xếp khăn vào hai bên nách và bẹn, thường xuyên thay khăn mới cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ xuống thấp dưới 38 độ C.

Trẻ bị sốt cao viêm họng thường mệt và ngủ nhiều hơn, nên để trẻ ngủ ở nơi thoáng, nhưng không nên dùng quạt hay điều hòa. Về đêm trẻ có thể sốt cao đột ngột, do đó bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi, đo nhiệt độ thường xuyên.

2/ Xử lý khi trẻ bị ngạt mũi

Trẻ bị viêm mũi họng thường bị sổ mũi, họng có đờm, chảy nước mũi. Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng thì bố mẹ có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp trẻ có dịch mũi đặc, nên nhỏ từ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, sau đó dùng tăm bông vệ sinh cho trẻ. Nếu dịch mũi của trẻ tiết ra nhiều hơn, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ đặc biệt lưu ý không nên lạm dụng dụng cụ hút mũi bởi nó có thể tạo áp lực và gây tổn thương niêm mạc mũi non nớt của trẻ.

3/ Những thực phẩm cần tránh

Khi trẻ bị sốt cao viêm họng, bố mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như:

  • Không cho trẻ ăn trứng mặc dù đây là món ăn khoái khẩu của hầu hết trẻ em. Vì khi tiêu hóa, trứng có thể sinh ra lượng nhiệt lớn làm trẻ khó hạ sốt.
  • Không sử dụng các món ăn mặn, nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây kích ứng làm cổ họng đau rát và sưng to.
  • Các món ăn dạng đặc, khô, khó nuốt và dễ mắc nghẹn.
  • Bánh kẹo, nước ngọt có gas thường chứa nhiều đường cũng sẽ khiến bé bị mất nước, khó hạ sốt do đó bố mẹ hạn chế cho trẻ ăn nhé!

4/ Những thực phẩm nên bổ sung

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho trẻ khi bị viêm họng sốt, có tác dụng giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh:

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp bù nước, hạ nhiệt độ và tăng sức đề kháng cho trẻ. Giai đoạn trẻ đang tập ăn bố mẹ có thể sử dụng hoa quả để xay sinh tố, ép nước cho con uống.
  • Cho trẻ ăn các món ăn lỏng như cháo, súp… sẽ giúp dễ ăn, dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Các món ăn như canh mồng tơi, bầu, bí, mướp, rau đay… có vị mát cũng rất tốt cho trẻ bị viêm họng cấp sốt cao.
Trẻ bị viêm mũi họng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Hoa quả, trái cây giàu vitamin C rất tốt cho trẻ bị viêm mũi họng

Khi trẻ bị viêm họng sốt, cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. Chỉ cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn nếu trẻ không muốn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể dùng các phương pháp dân gian để chữa viêm mũi họng cho trẻ như dùng quất mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh. Tuyệt đối không tự tiện cho trẻ sử dụng kháng sinh mà không có kê đơn và chỉ định của bác sĩ.

  LƯU Ý KHI CHO TRẺ SỬ DỤNG THUỐC THUỘC NHÓM GIẢM ĐAU HẠ SỐT

Trên đây là một số lưu ý dành cho bố mẹ khi thấy con trẻ bị sốt cao đau họng. Khi áp dụng những cách trị viêm họng, hạ sốt tại nhà, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không có chuyển biến tốt hơn, thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: https://benhvienquandan102.org/tre-sot-viem-hong-keo-dai-bao-lau-5297.html

Các bài viết khác

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID

Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau,...

SỐT CAO RÉT RUN Ở TRẺ EM, MẸ CẦN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em, sốt ớn lạnh có thể khiến bố mẹ rất lo lắng không biết...

TẠI SAO CẦN HẠ SỐT NHANH KHI TRẺ SỐT CAO TỪ TRÊN 39 ĐỘ ĐỂ TRÁNH NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM?

Trẻ rất khó chịu và mệt mỏi khi sốt, kể cả khi thân nhiệt trẻ mới hơn 38 độ; trường hợp trẻ...

BỆNH THUỶ ĐẬU Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG & BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em lẫn người lớn. Sốt cao khi bị thủy đậu là...

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU NHỨC TAI KHI NUỐT NƯỚC BỌT

Đau nhức tai khi nuốt nước bọt gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và cản trở các hoạt động hàng...

ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC BẢ VAI TRÁI DO TẬP THỂ HÌNH

Tập thể hình mang lại những lợi ích không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần. Trong quá trình tập...