Các cơn đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khó chữa cho người bệnh. Là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau nên chúng ta không được có thái độ chủ quan với căn bệnh này. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau khớp gối và điều trị như nào là đúng? Cùng chuyên gia Hapacol tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Đau đầu gối là tình trạng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đây thường là một dấu hiệu cho thấy có sự tổn thương hoặc vấn đề xảy ra trong khu vực khớp gối, bao gồm các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch.
Có 2 nguyên nhân chính gây đau khớp gối gồm: chấn thương đầu gối và các bệnh lý về xương khớp gây nên.
Đầu gối là một khớp phức tạp, có nhiều cấu trúc như xương, sụn, dây chằng và bao hoạt dịch, do đó dễ dàng bị tổn thương khi gặp các tác động mạnh, chơi thể thao quá mức, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Các dạng chấn thương đầu gối và triệu chứng đi kèm có thể bao gồm:
Thoái hóa khớp gối
Là quá trình tự nhiên của lão hóa cơ thể, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác như tai nạn, béo phì, vận động quá nặng, không thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống thiếu chất, có thói quen hay ngồi xổm. Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối và vận động khó khăn ở khớp gối.
Viêm khớp gối
Khi bị viêm khớp, xương sụn trơn bị mòn đi, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn. Viêm khớp gối thường xuất hiện vào sáng sớm và kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài.
Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh lý tự miễn gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau khớp, cứng khớp và có thể dẫn đến biến dạng khớp.
Bệnh gout
Là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout có thể tác động lên khớp gối và gây đau.
Bàn chân bẹt
Lòng bàn chân phẳng có thể gây căng thẳng cho các dây chằng bên của đầu gối, khiến khớp gối dễ bị lệch và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp khi mắc các vấn đề về đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối:
Đôi khi để giảm đau khớp gối, người bệnh đã áp dụng sai phương pháp điều trị khiến cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc có các dấu hiệu đặc biệt như:
Vậy phương pháp nào hiệu quả trong việc giảm đau khớp gối?
Điều trị đau đầu gối bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc có chứa các thành phần được sử dụng để giảm đau và điều trị các vấn đề cốt lõi gây đau đầu gối:
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị đặc biệt để giúp giảm đau đầu gối và cải thiện chức năng của khớp gối. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ xây dựng các chương trình tập trung vào các cơ xung quanh đầu gối và giúp khớp trở nên ổn định hơn. Một số bài tập vật lý trị liệu thông thường được sử dụng:
Vật lý trị liệu thường được thiết kế dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người với mục tiêu chính là giảm đau, cải thiện chức năng và tăng cường sự ổn định của khớp gối. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện các bài tập và phương pháp vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Trong một số trường hợp, khi điều trị đau khớp gối thông qua các phương pháp khác không hiệu quả hoặc khi vấn đề đau đầu gối nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc hoặc các chất khác trực tiếp vào khớp để giảm đau và cải thiện tình trạng khớp gối.
Để phòng ngừa đau nhức xương khớp do vấn đề đau khớp gối gây ra, bạn có thể áp dụng những biện pháp hữu ích sau để giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa khớp gối.
Hapacol tin rằng với nội dung được đề cập ở trên, bạn đã có cho mình đủ kiến thức để phòng ngừa bệnh đau khớp gối. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến đau đầu gối hãy nhanh chóng liên hệ chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nguồn tham khảo:
https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-dau-goi/