Trẻ em sốt cao co giật, tình huống này nên làm gì? Để cơn co giật không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này, dưới đây là những điều bố mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ co giật do sốt.
Các mức độ của sốt được chia ra như sau:
Thân nhiệt của bé một khi trên 37,5 độ C tức là bé đang sốt;
Thân nhiệt từ 37.5 độ C – 38 độ C được xem là sốt nhẹ;
Thân nhiệt từ 38 độ C – 39 độ C là sốt vừa;
Thân nhiệt từ 39 độ C – 40 độ C là sốt cao;
Thân nhiệt trên 40 độ C là sốt rất cao – có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Trẻ em sốt cao bị co giật bố mẹ có thể nhận biết bằng những cơn co cứng toàn thân khi bé sốt 39 độ trở lên. Sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi.
Sốt co giật được chia làm 2 loại, đó là đơn giản và phức tạp. Cụ thể:
– Co giật đơn giản là tăng trương lực và co cứng cơ. Kéo dài không quá 15 phút (thường là sau 1-2 phút). Sau khi hết thì trẻ không có dấu hiệu bất thường nào.
– Co giật phức tạp hay còn gọi là co giật khu trú. Cơn co giật kéo dài trên 15 phút và thường xuất hiện lại trong vòng 24 giờ.
Trẻ sốt cao bị co giật thường trong độ tuổi phổ biến là 12 – 30 tháng. Điều kiện dễ xảy ra co giật đó là sốt trên 39°C, bị sốt do viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp trên, các bệnh truyền nhiễm khác, yếu tố di truyền…
Khi thấy trẻ em sốt cao co giật bố mẹ không nên hoảng loạn, hãy bình tĩnh xử lý tình huống để sơ cứu trẻ đúng cách. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Giúp trẻ thông đường thở
– Cho bé nằm tại nơi an toàn, rộng rãi và chắc chắn.
– Đặt 1 chân duỗi 1 chân co cho bé, nghiêng người sang bên để phòng trường hợp nếu có nôn thì chất nôn cũng không lọt vào đường thở.
– Có thể nới lỏng phần cổ áo cho bé, kê gối dưới đầu để tránh đàm nhớt tràn vào mũi.
– Không cho tay vào miệng trẻ, không cho bé ăn uống gì trong lúc co giật.
– Không giữ tay chân bé để kìm cơn co giật.
Bước 2: Tích cực hạ sốt cho bé
Dùng paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần, nếu vẫn còn sốt thì sau 4-6 giờ dùng thêm liều, hoặc khi cho trẻ sử dụng thuốc Hapacol với liều theo cân nặng như sau:
+ Đối với trẻ nhỏ có cân nặng từ 5 – 8kg: 1 gói Hapacol 80.
+ Đối với trẻ nhỏ có cân nặng từ 8 – 5kg: 1 gói Hapacol 150.
+ Đối với trẻ nhỏ có cân nặng từ 16 – 25kg: 1 gói Hapacol 250.
Tuy nhiên, trẻ co giật không nên cho bé uống trực tiếp, hãy dùng thuốc dạng đặt hậu môn cho bé.
Bước 3: Lau người làm mát cơ thể
Lấy khăn nhúng nước ấm chèn vào các vị trí như nách, bẹn và sau mang tai để làm mát cơ thể.
Lưu ý nhiệt độ nước ấm là 36 – 37 độ C, không dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
Sau mỗi 30 phút bạn nên thay khăn và đắp tiếp cho bé để nhanh hạ nhiệt hơn. Lưu ý không gian trong phòng không quá bí bách hay quá lạnh.
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé kể từ lần co giật gần nhất.
Khi trẻ sốt cao bị co giật, bố mẹ nên ghi nhận những đặc điểm của cơn co giật để nắm tình hình sức khỏe của bé: Bé co giật lúc nào? Mấy lần? Kéo dài bao lâu? Bé có bị co giật chân, tay, mắt, miệng, nửa người hay co giật riêng 1 bộ phận nào hay không? Bé có nôn mửa hay đau đầu không? Quan sát xem sau khi hết co giật bé có hoạt động tay chân bình thường không?
Có khoảng 25-50% số trẻ bị sốt co giật tái phát lại lần 2, thậm chí có khoảng 9% co giật từ 3 cơn trở lên. Trong đó có khoảng 50% trẻ bị co giật lần 2 trong vòng 6 tháng kể từ lần co giật đầu tiên, 75% trẻ bị co giật lại trong năm đầu tiên kể từ cơn co giật thứ nhất. Trẻ dưới 1 tuổi bị sốt co giật tái phát chiếm khoảng 50%.
Để hạn chế tình trạng trẻ em sốt cao bị co giật, phụ huynh nên:
Khi trẻ có dấu hiệu sốt lần đầu tiên nên đưa bé đi khám tìm hiểu nguyên nhân.
Tích cực bù nước, bù điện giải cho bé khi sốt.
Cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, không ủ kín bé.
Lau người cho bé để nhanh hạ sốt.
Khi trẻ em sốt 38 độ trở lên dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp.
Đưa đi bệnh viện ngay sau khi bé qua cơn co giật đầu tiên.
Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đọc đã biết nên làm gì để sơ cứu khi trẻ em bị sốt cao co giật rồi nhé!
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/co-giat-do-sot-cao-o-tre-nho-so-cuu-tai-nha-nhu-the-nao-cho-an-toan/