Cẩm Nang | Cẩm nang | Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa nấc cho trẻ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa nấc cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị nấc không phải hiện tượng hiếm, thế nhưng bố mẹ không nên chủ quan, vì nếu không có cách chữa đúng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khó lường. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh nấc cụt trong bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị nấc không phải hiện tượng hiếm, thế nhưng bố mẹ không nên chủ quan, vì nếu không có cách chữa đúng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khó lường. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh nấc cụt trong bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Nấc cụt xuất hiện khi cơ hoành co thắt bất ngờ không thể tự chủ, các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ sơ sinh bị nấc thường do các nguyên nhân sau:

Nuốt khí khi bú

Trẻ sơ sinh có thể nuốt phải không khí khi bú, dù là bú mẹ hay bú bình. Điều này gây ra sự co bóp của dạ dày và phản xạ gây nấc.

Cho trẻ uống sữa sai cách

Nếu uống quá nhiều làm sữa bị ngưng tụ lại trong dạ dày, không tiêu hóa được. Nếu trẻ bú bình uống sữa bị nguội, làm khí ngưng trệ không thể lưu thông. Từ đó làm chức năng dạ dày của bé bị yếu đi, khí cơ tăng giảm thất thường dẫn đến trào ngược khí, gây ra nấc cụt và nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Sự Phát Triển của Hệ Tiêu Hóa:

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình phát triển. Sự không hoàn thiện này có thể làm tăng khả năng xảy ra nấc.

Phản Xạ Tự Nhiên:

Nấc có thể là một phần của quá trình phát triển tự nhiên, giúp trẻ điều chỉnh việc nuốt và hô hấp.

Làm sao để xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Nấc cụt thường chỉ kéo dài dưới 10 phút sau khi cơ thể tự cân bằng được sẽ hết nấc. Tuy nhiên nếu không muốn bé nấc nhiều lần mẹ có thể tham khảo những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh dưới đây. (1)

Thay đổi tư thế khi bú

Sai tư thế bú có thể làm trẻ sơ sinh bị nấc. Nếu bạn thấy bé hay bị nấc sau khi ăn xong thì hãy đổi tay hoặc đổi cách bế để giảm lượng không khí vô tình vào miệng và dạ dày bé trong quá trình bú. Sau khi bé bú xong, bạn vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Không khí được đưa ra ngoài bằng cách ợ hơi thì bé sẽ hết nấc. Bạn cũng có thể điều chỉnh tư thế sao cho trẻ không nằm quá thấp hoặc quá cao so với nguồn sữa, giúp tránh tình trạng trẻ nuốt phải không khí.

Điều chỉnh nhiệt độ thức ăn 

Nếu trẻ bị nấc sau khi ăn, hãy chú ý đến nhiệt độ của thức ăn. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể kích thích hệ tiêu hoá của trẻ và dễ gây nấc.

Không can thiệp quá mức

Hầu hết các trường hợp nấc ở trẻ sơ sinh sẽ tự giảm mà không cần can thiệp. Nếu nấc không gây khó chịu cho trẻ, bạn không cần quá lo lắng.

Phương pháp dân gian trị nấc cho trẻ

Bạn dùng hai ngón trỏ đưa vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời nâng cằm cho miệng bé khép lại khoảng 2-3 giây. Cứ làm lại chuỗi động tác trên khoảng 15-20 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 giây. Đây là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, chỉ cần khoảng 2,5ml là đủ. Với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm, bạn có thể cho bé ngậm một ít đường. Vị ngọt từ đường sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành của bé.

Những cách phòng ngừa nấc ở trẻ sơ sinh

Việc trẻ sơ sinh bị nấc làm gián đoạn ăn uống trẻ. Để nấc cụt không xảy ra nữa, mẹ cần nhớ những cách phòng nấc cụt cho trẻ sau đây: (2)

Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời cũng hạn chế cho bé bú quá no. Sau mỗi lần ăn xong, mẹ hãy bế trẻ và giữ cao đầu trong khoảng 10 phút.

Duy trì nhiệt độ trong không khí phòng bé được ổn định, không nên để trẻ bị lạnh. Vào những lúc tiết trời có gió mùa, hanh khô mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô mỏng vào cổ để tránh gió cho trẻ. Ngoài ra cần khép lại cửa sổ để ngăn gió lùa thổi trực tiếp vào trẻ. Việc này cũng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Nếu bé có thể ăn kẹo thuần thục, mẹ có thể cho bé ngậm kẹo gừng, hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.

Nhiệt độ nước tắm không được chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài phòng tắm. Vào mùa lạnh thì có thể dùng máy sưởi để phòng ấm hơn. Không được sử dụng lò than để trong phòng thiếu gió.

Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Trẻ sơ sinh bị nấc thường chỉ là biểu hiện sinh lý không đáng lo ngại. Nhưng nếu xảy ra quá nhiều lần có thể trẻ đang gặp vấn đề nào đó liên quan đến dạ dày hoặc đường ruột. Do đó bố mẹ cũng không nên chủ quan khi con mình có biểu hiện bất thường nào nhé! Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả và bổ ích!

Nguồn tham khảo: 

(1) https://www.webmd.com/baby/what-to-do-if-your-baby-has-hiccups

(2) https://www.healthline.com/health/childrens-health/newborn-hiccups 

Các bài viết khác

CÁCH HẠ SỐT NHANH VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI LỚN

Sốt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên trên mức bình thường. Mặc dù sốt thường vô...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRẺ DƯỚI 6 TUỔI SỐT CAO

Sốt có thể là một điều rất đáng sợ đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là đối với những người...

TRƯỜNG HỢP TRẺ SỐT CAO NÊN NHẬP VIỆN NGAY

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Trẻ bị sốt...

NÊN CHO TRẺ ĂN GÌ KHI BỊ SỐT ĐỂ NHANH LẤY LẠI SỨC?

Tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn uống của trẻ có nhiều sự khác biệt. Khi bị sốt dinh dưỡng là...

CẢM CÚM THEO MÙA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, biểu hiện đặc trưng là ho sốt nhiều ngày, đau nhức cơ...

5 CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh nhất. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng, nhưng bị ho...