Cẩm Nang | Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?

Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?

Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng là triệu chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là dấu nhận biết sốt xuất huyết nặng và nên xử lý tình trạng như thế nào? 

Sốc sốt xuất huyết Dengue là như thế nào?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh được chia làm 3 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.

Sốt xuất huyết do muỗi Aedes gây nên

Muỗi Aedes là trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Trong đó, hội chứng sốc xuất huyết Dengue là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng nhiễm trùng sốt xuất huyết. Đây là tình trạng có tỷ lệ tử vong cao, thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày 7 của bệnh. Cụ thể, trong 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân thường sốt cao. Đến ngày thứ 4, sốt sẽ giảm nhưng có thể xuất hiện tình trạng tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương (kéo dài 24 – 48 giờ), tràn dịch màng phổi, màng bụng, suy hô hấp, … Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ khiến bệnh nhân bị sốc. 

Sốc do sốt xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi khi mắc sốt xuất huyết thường có nguy cơ sốc cao hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Đâu là dấu hiệu nhận biết sốc sốt xuất huyết nặng 

Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốc do sốt xuất huyết Dengue mà bạn nên lưu ý: 

  • Đau bụng cấp tính.
  • Nôn ra máu hoặc có máu lẫn trong phân. 
  • Nôn mửa liên tục. 
  • Thở gấp, khó thở. 
  • Chảy máu chân răng.
  • Tiểu tiện ít hơn.
  • Mệt mỏi, bứt rứt.
  • Đau tức vùng gan.
  • Thở gấp.
  • Tay chân lạnh. 
  • Vật vã, hốt hoảng.
  • Xuất huyết nghiêm trọng.   

Ngoài ra, một số trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng còn có thể có biểu hiện suy tạng như viêm cơ tim, viêm gan nặng, viêm não. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh nguy hiểm đến tính mạng. 

Sốc sốt xuất huyết gây ra tình trạng mệt mỏi khó thở

Người mệt mỏi, bứt rứt, khó thở có thể là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốc do sốt xuất huyết

Sốc sốt xuất huyết Dengue nguy hiểm như thế nào?

Sốc do sốt xuất huyết là một tình trạng nguy hiểm, không thể xem thường. Khi bị sốc do bệnh sốt xuất huyết, nếu phát hiện sớm, bù dịch kịp thời sẽ giúp người bệnh hồi phục dễ dàng. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây mạch nhanh, tụt huyết áp, nguy hiểm hơn sốc không hồi phục, suy tạng, thậm chí dẫn đến tử vong. Quá trình biến chứng sốc diễn ra rất nhanh, khoảng 5 – 6 tiếng từ lúc biến chứng đến tử vong. Vì vậy, người bệnh cần được theo dõi sát sao, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có cách xử lý kịp thời.

Xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Các lưu ý cần nhớ

Nên làm gì khi có dấu hiệu sốt xuất huyết nặng

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết cũng như thuốc đặc trị. Cách chữa trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Khi nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu sốc sốt xuất huyết, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và điều trị các biến chứng nếu có nhằm giảm tỷ lệ tử vong. 

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh sốt cao, có thể cho sử dụng Paracetamol (Hapacol) để hạ sốt và giảm đau khớp. Lưu ý, tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng Aspirin, Ibuprofen, Analgin, Natri naproxen… vì đây là những loại thuốc có thể gây xuất huyết. 

Nên đi thăm khám bác sĩ nếu có dấu hiệu sốt xuất huyết nặng

Nên thăm khám bệnh sớm để điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng

Một số lưu ý chăm sóc tại nhà giúp nhanh khỏi bệnh, hạn chế tiến triển thành sốt xuất huyết nặng để tránh biến chứng của sốt xuất huyết

  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Nên cho người bệnh mặc quần áo mỏng, dễ thấm hút mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. 
  • Người bị sốt xuất huyết nên uống nhiều nước, ăn các thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ; trứng; thực phẩm giàu protein; thực phẩm nhiều dầu mỡ; nước ngọt; thức uống chứa các chất kích thích như cà phê, trà, bia rượu… 
  • Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của người bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm, lập tức đưa bệnh nhân nhập viện để điều trị tích cực. 

Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng cần được nhập viện, can thiệp y tế nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Mỗi người nên nhận biết bệnh sốt xuất huyết từ sớm, thăm khám kịp thời ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà ở và khu vực xung quanh, loại bỏ các ổ chứa nước đọng để diệt muỗi; ngủ màn; không để trẻ chơi nơi tối; ẩm ướt và nên xịt thuốc muỗi; thoa kem chống muỗi để tránh bị muỗi đốt. 

Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Các bài viết khác

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết bị ngứa là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục, hoàn toàn bình thường...

Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Theo ước tính, mỗi năm có...

10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả

Có những cách giảm đau mỏi cơ bắp chân nhanh chóng thực hiện tại nhà hiệu quả sau khi bạn tập các...

Xét nghiệm sốt xuất huyết: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm sốt xuất huyết là cách giúp bạn xác định cơ thể có tồn tại virus gây bệnh hay không. Theo...

3 mẹo giúp giảm đau nhức cơ bắp tay, đau cánh tay tại nhà

Mỗi chúng ta đều có thể trải qua cơn đau nhức cơ bắp tay ít nhất một lần, có thể đến bệnh...

8 biện pháp giúp hạ sốt nhẹ kéo dài hiệu quả tại nhà

Khi thấy trán hơi ấm có thể chỉ là một cơn sốt nhẹ; đừng quá lo lắng bạn nhé vì đó là...