Cẩm Nang | Tiêm sởi có sốt không: Những điều cha mẹ cần biết

Tiêm sởi có sốt không: Những điều cha mẹ cần biết

Tiêm phòng vắc-xin sởi cho bé là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, sau khi tiêm sởi có sốt không là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ. Hãy cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết sau.

Tiêm sởi là gì? Có bao nhiêu loại vắc xin sởi?

Sởi là bệnh do vi rút thuộc họ paramyxovirus gây ra. Bệnh thường lây qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Trước khi vắc xin sởi được đưa vào sử dụng vào năm 1963 và xuất hiện các chương trình tiêm chủng rộng rãi ở các quốc gia, ước tính bệnh sởi gây ra ước tính khoảng 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.

Các nốt ban của sởi rất dễ nhầm lẫn với vết ban do sốt phát ban thông thường gây ra.

Các biến chứng nghiêm trọng của sởi thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi.

Tiêm vắc-xin sởi là một trong những cách hữu hiệu để bảo vệ trẻ và cả gia đình bạn trước nguy cơ mắc bệnh này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trong giai đoạn 2000 – 2018, tiêm vắc-xin sởi đã ngăn ngừa được khoảng 23,2 triệu ca tử vong.

Vắc-xin sởi được đánh giá là an toàn, hiệu quả và không tốn kém. Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo vắc-xin sởi nên được tiêm chủng cho tất cả trẻ em và người lớn nhạy cảm (tức bị chống chỉ định tiêm vắc xin sởi).

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại vắc-xin sởi khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung gồm 2 loại chính:

  • Vắc-xin sởi đơn.
  • Vắc-xin sởi phối hợp: vắc-xin sởi – rubella (MR), sởi- quai bị – rubella (MMR), hoặc phối hợp sởi – quai bị – rubella – varicella (MMRV), 

Bé sau khi tiêm sởi có sốt không? Nên làm gì khi trẻ bị sốt do tiêm vắc-xin sởi?

Sau khi tiêm sởi, trẻ có thể sốt (chiếm 5-15% trường hợp). Đây là biểu hiện thường gặp ở mọi người sau khi tiêm phòng bất kỳ loại vacxin nào. Ngoài ra, bé còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi hầu hết những tác dụng phụ sẽ tự hết trong khoảng từ 1 – 2 ngày.

Cần hiểu rằng, vắc-xin cung cấp cho cơ thể khả năng miễn dịch với bệnh mà cơ thể chưa bị mắc bằng cách sử dụng các phiên bản bị giết hoặc suy yếu của mầm bệnh đó.  Sau khi tiêm vắc-xin, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với vắc xin giống như cách mà virus thực sự gây ra. Và những biểu hiện như sốt, sưng, nóng… cho thấy vắc-xin đang thực hiện tốt nhiệm vụ của nó.

Tiêm sởi có sốt không

Tiêm sởi có sốt không khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng trước khi tiêm phòng cho bé.

Mặc dù sốt không phải là điều đáng lo ngại, tuy nhiên bố mẹ vẫn cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/ lần. Trong đó, nếu thấy bé sốt trên 38,5 độ C cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn nếu chỉ hơi sốt nhẹ, bố mẹ chỉ cần theo dõi và thực hiện các biện pháp hạ sốt đơn giản như:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.
  • Cho bé uống nhiều nước hoặc bú thêm sữa mẹ. 
  • Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày.
  • Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ, tuyệt đối không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…

Xem thêm: Giải đáp 9 thắc mắc thường gặp về bệnh sởi 

Nên tiêm sởi cho bé vào thời gian nào?

Bên cạnh vấn đề tiêm sởi có sốt không, nên tiêm sởi cho bé vào thời gian nào cũng là điều khiến bố mẹ quan tâm. 

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (thường xuyên), lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt, tiêm sởi cho bé được chia làm 2 lần:

  • Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi (mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin)
  • Mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi (nếu chưa tiêm, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm càng sớm càng tốt vì vẫn được tính là mũi thứ hai)

Lưu ý: Bố mẹ cần tiêm đầy đủ 2 mũi cho bé bởi nếu chỉ tiêm mũi thứ nhất, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Lúc này, mũi tiêm thứ hai là cơ hội tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

Tiêm sởi có sốt không là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ khi có bé đang trong độ tuổi thực hiện tiêm phòng. Nhìn chung, đây là loại vắc-xin có độ an toàn cao. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng và nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo khuyến nghị của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho bé và cộng đồng.

Xem thêm: Đột ngột mất vị giác hay khứu giác khi sốt cao


Nguồn tham khảo:

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles

https://www.who.int/teams/immunization-vaccines-and-biologicals/diseases/measles

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/7457/cau-hoi-dap-lien-quan-den-vac-xin-soi

Các bài viết khác

Trẻ bị nghẹt mũi: 5 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả

Trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ thường gặp phải nhiều lo lắng và...

Sốt phát ban ở trẻ: Dấu hiệu và cách chăm sóc bé nhanh khỏi

Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ cần chăm sóc...

Hướng dẫn cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ

Sốt phát ban và sởi đều là những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu nhận biết sai giữa...

Ho sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân do đâu?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh....

Nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ sốt chân tay lạnh

Làm thế nào để giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt cao nhưng chân tay lạnh....

Điểm mặt 7 bệnh mùa mưa thường gặp nhất bạn nên lưu ý

Sốt xuất huyết, cảm lạnh, bệnh về da, bệnh thương hàn… là các bệnh mùa mưa phổ biến mà bất kỳ ai...