Cẩm Nang | 8 loại thuốc nhất định nên mang theo khi đi du lịch

8 loại thuốc nhất định nên mang theo khi đi du lịch

Chuẩn bị thuốc mang theo khi đi du lịch và các vật dụng sơ cứu cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Vấn đề sức khỏe phát sinh trong chuyến đi có thể khiến bạn không tận hưởng được trọn vẹn cuộc vui mà còn mất thêm các chi phí khác. Hơn nữa, bạn có nguy cơ mua phải thuốc kém chất lượng ở một quốc gia xa lạ. Hapacol sẽ giúp bạn chuẩn bị trước các loại thuốc cơ bản nên mang theo khi đi du lịch và tìm hiểu các quy định về vận chuyển các sản phẩm qua đường hàng không ở quốc gia sắp đến sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong chuyến đi. 

thuốc cho chuyến du lịch

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến khích người đi du lịch nên mang theo một hộp y tế cá nhân. Bao gồm các thuốc theo toa điều trị các vấn đề sức khỏe hiện có cũng như một vài thuốc không kê đơn OTC cần thiết, tùy thuộc vào địa điểm đến và thời gian chuyến đi dự kiến.

Đi du lịch nên mang thuốc gì? Dưới đây là 8 loại thuốc cơ bản bạn nên mang theo khi đi du lịch:

1. Thuốc chống say tàu xe, máy bay

Đi du lịch đồng nghĩa với việc phải di chuyển bằng các phương tiện khác nhau. Để giảm bớt cảm giác nôn nao hoặc phòng ngừa tình trạng say tàu xe hoặc máy bay, bạn nên chuẩn bị thuốc chống say có chứa Dimenhydrinate (khuyến nghị sử dụng thuốc Vomina 50). Một số gợi ý thuốc chống say nên mang theo khi đi tàu xe, máy bay:

  • Thuốc chống say tàu xe Vomina
  • Viên uống chống say xe Anerol
  • Nước chống say tàu xe DONGSUNG
  • Nước chống say tàu xe EASYLONG
  • Thuốc chống buồn nôn Momvina
  • Viên chống say tàu xe Nautamine

2. Thuốc điều trị tiêu chảy

Những vấn đề do thực phẩm gây ra xuất hiện khá phổ biến khi đi du lịch, nhất là khi bạn trải nghiệm các món ăn độc đáo ở các vùng khác như Trung và Nam Mỹ, châu Phi và châu Á, hoặc các món đặc sản ở các tỉnh thành khác. Hãy chuẩn bị các sản phẩm có Loperamid hoặc Bismuth Subsalicylate để cầm tiêu chảy khi cần thiết. Ví dụ: loại thuốc tiêu chảy phổ biến nhất hiện nay là Berberin. Một số gợi ý thuốc tiêu chảy khác cho bạn:

  • Thuốc trị tiêu chảy Codein
  • Thuốc tiêu chảy Loperamide
  • Thuốc trị tiêu chảy Diarsed
  • Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol
  • Thuốc trị tiêu chảy Racecadotril

3. Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng

Khi đi du lịch bạn có khả năng gặp phải sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm. Nếu gia đình hoặc bản thân dễ bị mắc các bệnh dị ứng, bạn chắc chắn phải chuẩn bị loại thuốc này.

Thuốc kháng histamin giúp chữa trị các triệu chứng dị ứng, nếu không muốn buồn ngủ, hãy mua các loại thuốc thế hệ mới như Loratadine, Cetirizine, Terfenadine. Thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng như: sổ mũi, nổi ban đỏ, viêm mô liên kết, viêm mao mạch dị ứng, viêm da…

Các loại thuốc kháng histamin không cần toa bạn có thể mang theo khi đi du lịch đề phòng dị ứng:

  • Brompheniramine (Dimetane)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Clorpheniramin (Chlor-Trimeton)
  • Clemastine (TAVIST)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Loratadine (Alavert, Claritin)

4. Thuốc cảm, sổ mũi và giảm đau, hạ sốt

Thay đổi điều kiện thời tiết, múi giờ hoặc mệt mỏi trong chuyến đi khiến cơ thể dễ mắc phải các triệu chứng cảm sốt, đau nhức. Thế nên các loại thuốc giảm đau, hạ sốt chắc chắn luôn được mang theo khi đi du lịch. Gợi ý một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt để bạn có thể lựa chọn:

Thuốc cảm, sổ mũi

Thuốc hạ sốt

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của thuốc hạ sốt và cách sử dụng hiệu quả

5. Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân

Thay đổi thói quen ăn uống và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể gây ra táo bón. Do đó, mang theo các thuốc giúp nhuận tràng có chứa Bisacodyl hay chất làm mềm phân như Docusate là rất cần thiết.

  • Thuốc Bisacodyl
  • Thuốc Normacol
  • Thuốc Forlax
  • Thuốc Macrogol
  • Thuốc Sorbitol

6. Thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da chống nấm

Nhiễm nấm trên da như nấm da chân thường xuất hiện khi bạn đi tới những nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Khi đó, hãy chuẩn bị các tuýp thuốc kháng nấm. Một số gợi ý để bạn chuẩn bị:

  • Thuốc Terbinafine
  • Thuốc Ketoconazol
  • Thuốc Clotrimazole
  • Thuốc Griseofulvin
  • Thuốc Nirozal

7. Thuốc sát trùng, ngăn nhiễm trùng từ vết thương hở

Để ngăn ngừa nhiễm trùng từ các vết thương nhỏ ngoài da như trầy xước hay cạo râu… hãy mang theo một số loại thuốc sát trùng cho vết thương hở khi đi du lịch:

  • Dung dịch sát khuẩn Povidine
  • Dung dịch sát trùng Betadine (thuốc đỏ)
  •  Nacurgo xịt vết thương
  • Dung dịch sát trùng Vime Blue

8. Thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ

Trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu như có những vấn đề sức khỏe cần sử dụng thuốc theo chỉ định để được kê đơn thuốc dài ngày, đảm bảo đủ dùng trong suốt chuyến du lịch.

Nếu phải sử dụng thuốc đúng giờ, hãy hỏi bác sĩ cách tính thời gian dùng thuốc khi di chuyển qua các vùng có múi giờ khác nhau.

Trường hợp quốc gia bạn sắp đến đang có dịch bệnh như sốt rét, hãy thông báo cho bác sĩ để được chỉ định thêm vài loại thuốc ngăn ngừa sốt rét và các hướng dẫn phòng bệnh cụ thể.

Bạn cũng cần hỏi về các tương tác giữa thuốc và thực phẩm có khả năng xảy ra, vì các món ăn khác lạ khi đi du lịch có khi gây ra những ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đang sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần mang theo một bản sao toa thuốc và cất ở một nơi riêng, đề phòng các trường hợp hành lý bị thất lạc hay mất cắp thì vẫn có thể mua lại các thuốc điều trị.

[irp posts=”29432″ name=”Bí quyết giữ sức khỏe khi đi du lịch bạn nên biết”]

9. Bạn có được mang những thuốc này lên máy bay không?

thuốc nào được mang vào sân bay

Khi bạn sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất cần được kiểm soát như thuốc an thần hay thuốc giảm đau gây nghiện nhóm narcotic, hãy mang theo chỉ định của bác sĩ để chứng minh đó là thuốc điều trị cần sử dụng.

Nếu không, một số quốc gia sẽ không cho phép bạn mang những sản phẩm này lên máy bay hoặc không cho phép bạn trở về nước. Điều này có khi liên quan đến pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng cần có thư xác nhận từ bác sĩ khi phải sử dụng những thuốc dùng đường tiêm khiến bạn phải mang theo ống và kim tiêm. Các nhãn thuốc được dán trên chai, lọ, túi đựng cũng phải tuân theo đúng quy định.

Tốt nhất, bạn nên để thuốc nguyên trong bao bì của nhà sản xuất. Một số quốc gia sẽ có những yêu cầu về nhãn thuốc theo toa khi đựng trong các bao bì lẻ mà bạn cần phải tuân thủ.

Bên cạnh việc chuẩn bị các loại thuốc cần thiết, bạn cũng nên dành thời gian chuẩn bị các vật dụng quan trong cho chuyến du lịch. Tham khảo bài viết  10 vật dụng cần chuẩn bị trước khi đi du lịch, bạn sẽ có một chuyến du lịch hoàn hảo.

Có thể bạn quan tâm:

Tủ thuốc gia đình cần có gì?


Nguồn tham khảo:

Pack Smart, CDC, https://wwwnc.cdc.gov/travel/page/pack-smart.

9 Over-the-Counter Medicines You Should Pack for Every Trip, Smarter Travel, https://www.smartertravel.com/over-the-counter-medicine-to-always-travel-with/.

Các bài viết khác

Đau đầu do thiếu ngủ: bạn phải làm sao?

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ tự phục hồi chức năng để...

Tại sao ánh nắng gây những cơn đau đầu?

Một ngày đầy nắng thường khiến mọi người cảm thấy ấm áp và vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc dưới...

Những lý do gây đau đầu nhức mắt thường gặp

Đau đầu là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên đầu. Một số...

Triệu chứng đau đầu liên quan đến những bệnh lý nào?

Nhức đầu có thể xảy ra và biến mất nhanh chóng mà theo các chuyên gia Hapacol nhận định không cần đến...

Bí quyết giữ sức khỏe khi đi du lịch bạn nên biết

Để cân bằng lại cuộc sống, giải tỏa căng thẳng, áp lực hay thỏa mãn sở thích khám phá đó đây, du...

Đau cơ mông trong thai kỳ: Thông tin cần biết và cách điều trị

Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng đau lưng hoặc đau bụng rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng...