Mặc dù có mức giá thuộc hàng rẻ nhất so với các nước ASEAN, thuốc Việt vẫn “yếu thế” ngay trên sân nhà. Điều này đặt ra 2 câu hỏi: “Tại sao người dùng Việt vẫn chưa mấy “mặn mà” với thuốc nội?” và “Đâu là giải pháp để doanh nghiệp dược Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh của thuốc Việt với người dùng trong và ngoài nước?”. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Giá cả vẫn luôn là một yếu tố quan trọng bậc nhất khi cân nhắc mua hàng của người tiêu dùng nói chung và người Việt nói riêng. Tuy nhiên, với riêng các sản phẩm dược, câu chuyện này lại đảo chiều hoàn toàn. Mặc dù sở hữu mức giá vô cùng cạnh tranh so với thị trường trong nước và ngay cả trong khu vực, các sản phẩm dược Việt Nam vẫn chưa phải sự lựa chọn hàng đầu với người dùng.
Lý do là bởi hầu hết người dân hiện nay đều mang tâm lý e dè trước tiêu chuẩn của thuốc Việt. Sự thiếu hụt các chứng nhận chất lượng từ những đơn vị uy tín, cùng với tư duy “đắt xắt ra miếng” quen thuộc của người tiêu dùng khiến thuốc Việt bị “ngó lơ” trên chính thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp dược trong nước đứng trước bài toán không đơn giản: làm sao “chinh phục” các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm quốc tế, tạo sự an tâm cho người Việt tự tin ủng hộ hàng Việt?
Vấn đề đưa ra là vậy nhưng để thuốc Việt có thể cạnh tranh ngang hàng với thuốc ngoại không phải chuyện đơn giản. Tiêu biểu, chứng nhận JAPAN-GMP (Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Nhật Bản) đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất dược phải vượt qua hàng loạt tiêu chí vô cùng nghiêm ngặt.
Cụ thể, ở giai đoạn 1, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm ở Nhật Bản. Sang giai đoạn 2, toàn bộ quy trình sản xuất thuốc của doanh nghiệp sẽ được giám sát, đánh giá kỹ càng trong liên tục 16-27 tháng: từ khâu nguyên liệu cho đến công đoạn sản xuất, kiểm nghiệm, nhập kho, xuất kho và phân phối ra thị trường.
Chính vì mức độ khắt khe đó, tại Việt Nam hiện nay, chứng nhận JAPAN-GMP chỉ được trao cho 3 dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam. Trong đó, công ty Dược Hậu Giang sở hữu 2 dây chuyền viên nén và viên nén bao phim. Đáng chú ý, thương hiệu Hapacol có đến 16 sản phẩm đang được sản xuất trên 2 dây chuyền này. Đây được xem như “bảo chứng chất lượng” giá trị cho Hapacol – thương hiệu vốn nằm trong top 3 thuốc giảm đau, hạ sốt tại Việt Nam.
Song song với việc nâng tầm chất lượng với JAPAN-GMP, Hapacol cũng liên tục cải tiến để mang đến sản phẩm phù hợp nhất với thể trạng người Việt. Trong khi tất cả các đơn vị khác vẫn trung thành với liều 500mg Paracetamol cũ vốn chỉ phù hợp với vóc dáng thấp bé của người Việt từ hai thập kỷ trước, Hapacol tiên phong ra mắt liều 650mg được “đo ni đóng giày” cho thể trạng cao lớn của người Việt hiện tại.
Hơn thế nữa, Hapacol còn ghi điểm hơn hẳn các thương hiệu thuốc khác – kể cả thuốc ngoại ở khả năng thấu hiểu thị trường và nhu cầu người dùng. Không dừng lại ở việc phân chia thành 2 loại cơ bản cho người lớn và trẻ con như nhiều thương hiệu khác, Hapacol bào chế “chuẩn liều” theo độ tuổi và cân nặng: 80mg, 150mg, 250mg, 325mg và 650mg. Nhận thấy tâm lý “sợ uống thuốc” của trẻ nhỏ, Hapacol bổ sung thêm định dạng thuốc cốm sủi bọt mùi cam, vị ngọt bên cạnh các định dạng quen thuộc như viên nén hay viên sủi bọt.
Chinh phục thành công JAPAN-GMP, Hapacol đã góp phần nâng tầm chất lượng thuốc Việt trên thị trường hiện nay. Người Việt giờ đây càng có thêm động lực ủng hộ thuốc Việt chất lượng Nhật Bản với mức chi phí chỉ bằng nửa so với giá thuốc ngoại nhập.
“Hapacol 650 tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản – phù hợp với người Việt Nam” được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. GPQC: 0574/14/QLD-TT.
Website: https://hapacol.vn/
Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn JAPAN-GMP tại: http://JAPANgmp.dhgpharma.com.vn/vi/
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.