Viêm phế quản – Là một dạng bệnh lý thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa, gây ra các triệu chứng như ho có đờm dai dẳng, sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Bệnh viêm phế quản tuy không tác động nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng gây nên nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, bệnh viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây lan như thế nào?
Viêm phế quản là hiện tượng ống phế quản bên trong phổi bị tổn thương, gây phù nề, viêm và xuất tiết niêm mạc. (1)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Chủ yếu là do sự xâm nhập và lây lan của virus và vi khuẩn trong những điều kiện thuận lợi.
Bệnh viêm phế quản do virus chủ yếu xuất hiện theo mùa, điểm hình là những loại như virus cảm, adenovirus, á cúm hoặc hợp bào virus,… Bệnh do virus gây ra thường có biểu hiện tương đối nhẹ và cơ thể sẽ tự đề kháng sau 2-3 tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên trong thời gian nhiễm bệnh, bạn cũng nên hết sức cẩn thận. Nếu như gặp những chủng virus mạnh khi cơ thể không đủ đề kháng thì bệnh sẽ trở nặng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân
Bệnh viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thường ít phổ biến và rầm rộ như virus nhưng mang lại hậu quả và triệu chứng nguy hiểm hơn. Bệnh có thể gây nên tình trạng long đường hô hấp kéo dài với bệnh nhân ngay cả khi đã khỏi bệnh. Một số các loại vi khuẩn gây bệnh có thể kể đến là vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn tụ cầu hay vi khuẩn liên cầu,… Bệnh thường phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhưng có điều kiện vệ sinh kém, không được đảm bảo.
Những người mắc phải viêm phế quản cấp tính và mãn tính thường có những triệu chứng phổ biến sau:
Nếu như bạn đang gặp phải một hay nhiều những triệu chứng trên, khả năng cao là bạn đã mắc phải bệnh viêm phế quản. Hãy theo dõi cơ thể thật kỹ trong thời gian này, nếu như có điều gì bất thường hoặc tình trạng trên diễn ra với tần suất dày đặc, bạn có thể liên hệ đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Đối với câu hỏi “bệnh viêm phế quản có lây không?”, thì câu trả lời là tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh được chia ra làm hai loại cơ bản, gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính. (2)
Đây là loại viêm phế quản phổ biến, thường xuất hiện vào những đợt giao mùa. Bệnh cấp tính thường kéo dài từ 10-14 ngày, gây ra các tình trạng ho dai dẳng và có thể kéo dài đến 3 tuần. Nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính thường là do virus hoặc vi khuẩn. Chúng xuất hiện nhiều trong dịch nhầy cùng với đờm của người bệnh và có khả năng lây lan qua đường hô hấp.
Những người có khả năng đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, các bạn nhỏ, người lớn tuổi hay những người có bệnh nền sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy nên cần phải hết sức cẩn thận.
Đây là tình trạng ho có đờm thường lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi đợt kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm và xảy ra liên tục trong nhiều năm. Hiện tượng này nếu như kéo dài có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính có thể là do bệnh nhân trong thời gian dài tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích độc hại, lâu ngày gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Chính vì những nguyên nhân trên, bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ không gây lây lan. Vì không có sự xuất hiện của các virus hay vi khuẩn trong dịch của người bệnh có thể truyền nhiễm.
Bệnh viêm phế quản được lây lan rất nhanh và trở thành một loại bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Nguyên nhân là bởi vì Virus hợp bào (RSV), đây là một loại virus cực kỳ dễ lây lan và phát tán, chủ yếu qua hai con đường: (1)
Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người mắc viêm phế quản hoặc sống trong môi trường có dịch bệnh, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Virus hợp bào thường được lây truyền từ người này sang người khác qua các dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi, hoặc thông qua việc tiếp xúc với tay của người bệnh hoặc hít phải khi người bệnh đang nói chuyện.
Khi bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản như bát, chén, khăn mặt, khả năng lây nhiễm virus gây bệnh cũng rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vi rút này có khả năng sống sót trong vài giờ trên các vật dụng sinh hoạt như mặt bàn, đồ chơi, hoặc quần áo. Nếu tình cờ bạn để miệng, mũi hoặc mắt tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm virus từ người bệnh, rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh viêm phế quản, có một số biện pháp cần được thực hiện:
Lưu ý rằng viêm phế quản có thể có nguyên nhân khác nhau, ngoài virus RSV, và việc tư vấn và tuân thủ hướng dẫn từ các chuyên gia y tế là quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và điều trị viêm phế quản hiệu quả.
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn bạn có thể trả lời được câu hỏi “Bệnh viêm phế quản có lây không?” Trong thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết hết sức nhạy cảm, bệnh viêm phế quản có thể lây lan là gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mong rằng bạn và những người thân yêu có thể xây dựng cho mình những thói quen giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo