Nhức đầu có thể xảy ra và biến mất nhanh chóng mà theo các chuyên gia Hapacol nhận định không cần đến điều trị y tế. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đôi khi triệu chứng đau đầu còn có khả năng đại diện cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Mỗi người chúng ta đều đã từng trải nghiệm cơn đau đầu ít nhất một lần trong đời. Phần lớn trường hợp, triệu chứng đau đầu có thể đến và đi trong vài ngày. Tuy nhiên, trong một số tình huống hy hữu, dấu hiệu này có thể đại diện cho hàng loạt vấn đề nghiêm trọng hơn. Vậy, bạn đã biết đau đầu có mối liên hệ mật thiết với những bệnh lý nào chưa? Một người hay bị đau đầu có thể rơi vào những trường hợp như sau, bao gồm:
MỤC LỤC NỘI DUNG
Ngày nay, tình trạng thiếu hụt vitamin D không còn là vấn đề hiếm gặp trên thế giới.
Hàm lượng nhóm vitamin này trong cơ thể bạn có thể thấp hơn so với tiêu chuẩn y tế bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
Theo một số nghiên cứu, việc thiếu hụt vitamin D và đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng có thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cho sự tồn tại của “sợi dây liên kết” này.
Không ít chuyên gia đặt ra giả thiết rằng vitamin D đóng vai trò không thể thiếu trong việc hấp thụ magie.
Do đó, nồng độ vitamin D quá thấp cũng sẽ kéo theo hàm lượng khoáng chất này suy giảm, dẫn đến chứng đau nửa đầu ở những người nhạy cảm.
Ngoài ra, một giả thiết khác cũng được đưa ra là hàm lượng vitamin D thấp còn có khả năng gây đau cơ và đau xương, với cơ chế tương tự như gây đau đầu.
Thậm chí, nó còn sẽ tăng độ nhạy cảm của hệ thần kinh, từ đó thay đổi cách bạn cảm nhận cường độ đau.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tăng lượng vitamin D hấp thụ từ việc ăn uống bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu nhóm vitamin này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, ví dụ như:
Thực tế, không phải ai cũng biết triệu chứng đau đầu có liên quan đến khả năng hoạt động kém của tuyến giáp, còn gọi là suy giáp.
Cơn đau đầu có thể biến mất khi nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể trở lại mức bình thường.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra mối liên kết giữa chứng suy giáp và đau nửa đầu. Trên thực tế, vấn đề này có xu hướng phát sinh ở những người hay bị nhức nửa đầu hơn so với người bình thường.
Thêm vào đó, một số chuyên gia còn cho rằng suy giáp có khả năng góp phần vào quá trình tiến triển từ đau nửa đầu sang chứng đau nhức nửa đầu mãn tính.
Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh tuyến giáp và thường trải qua cơn đau đầu hoặc nhức nửa đầu, hãy cố gắng sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một bệnh lý khác cũng có mối liên hệ với triệu chứng đau đầu là đau cơ xơ hóa. Đây là tình trạng đặc trưng bởi sự lan tỏa từ cơn đau cơ xương, phát sinh bởi tác động của bộ não đến việc xử lý tín hiệu đau.
Một nghiên cứu cho thấy đau cơ xơ hóa thường xuất hiện ở những người rơi vào nhóm đau đầu căng thẳng, đặc biệt là các đối tượng mắc chứng đau nửa đầu kéo dài.
Thực tế, các chuyên gia còn cho biết, so với những người mắc chứng nhức nửa đầu lâu ngày nhưng không bị đau cơ xơ hóa, người bị đau nửa đầu cùng đau cơ xơ hóa có xu hướng:
Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần hiểu rõ là mối liên kết trên không đồng nghĩa với việc đau cơ xơ hóa có thể dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu hay ngược lại.
Mối quan hệ này chỉ nhằm khuyến khích bạn nên đi chẩn đoán đau cơ xơ hóa nếu triệu chứng đau đầu phát sinh cùng với các dấu hiệu đau cơ xương khớp khác.
Liệu trình điều trị đau cơ xơ hóa thường yêu cầu người bệnh nên áp dụng:
Đái tháo đường (tiểu đường) và béo phì là 2 tình trạng sức khỏe dễ dàng đẩy cao nguy cơ rủi ro đau tim phát sinh. Đồng thời, cả hai vấn đề trên đều có mối liên hệ với cơn đau nửa đầu.
Cụ thể hơn, béo phì có khả năng thúc đẩy đau nửa đầu trở thành chứng nhức nửa đầu mãn tính.
Do đó, các chuyên gia tin rằng, một lối sống lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe tim như thói quen tập thể dục hay chế độ ăn uống cân bằng còn có khả năng cải thiện chứng đau nửa đầu của bạn.
Trong vài trường hợp, triệu chứng đau đầu hoặc nhức nửa đầu có thể liên quan đến nhiều điều kiện sức khỏe khác nhau. Vì vậy, nếu bạn nhận ra sự bất thường của cơ thể và cảm thấy nó có liên quan đến chứng đau đầu, hãy mau chóng báo điều này cho bác sĩ. Một liệu trình điều trị phù hợp có thể tác động tích cực đến cả hai tình trạng này.
Nguồn tham khảo:
What different types of headaches are there? https://www.medicalnewstoday.com/articles/320767
Chronic daily headaches. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-daily-headaches/symptoms-causes/syc-20370891