Cẩm Nang | Cách xử lý trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

Cách xử lý trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ thường xuyên xảy ra, khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng cho sức khoẻ của con trẻ. Việc sớm tìm ra nguyên nhân cụ thể sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra được phương hướng giải quyết đúng đắn. Cùng Hapacol tìm hiểu cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đúng đắn nhé!

 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

Để biết được phải làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc thì phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân những chủ yếu xuất phát từ 3 nguyên nhân chính là do sinh lý, bệnh lý và do sinh hoạt. 

Nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc không ngủ vào ban đêm

Nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc không ngủ vào ban đêm

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Sự phân chia giữa giấc ngủ REM và Non-REM ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận và phản ứng của trẻ trong quá trình ngủ. Giấc ngủ REM là giai đoạn mà hoạt động não bộ và hoạt động hô hấp tăng lên. Trẻ sơ sinh dành khoảng 50% thời gian ngủ ở giai đoạn này, lúc này tế bào não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn và ảnh hưởng đến quá trình học hỏi, phát triển thị giác và các chức năng sinh lý quan trọng khác. Nhịp tim và nhịp thở của trẻ tăng lên, làm cho trẻ dễ bị kích thích hoặc đánh thức hơn bởi các tác động từ môi trường bên ngoài.

Một đặc điểm khác của giấc ngủ của trẻ sơ sinh là chu kỳ ngủ ngắn, thường chỉ kéo dài khoảng 50 phút. Việc này dẫn đến việc trẻ thức giấc thường xuyên hơn so với người lớn vì khi chu kỳ ngủ kết thúc, trẻ có thể tự tỉnh dậy và cần thời gian để trở lại giấc ngủ. Các đặc điểm này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và dần dần sẽ thay đổi theo thời gian khi hệ thống giấc ngủ của trẻ trở nên ổn định hơn và có thể điều chỉnh được chu kỳ ngủ dài hơn.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý 

Trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, với những trường hợp này nếu có các dấu hiệu lạ đi kèm cần đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời. 

Khó ngủ sau khi ốm 

Sau khi trẻ ốm có thể xảy ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, bé ngủ hay giật mình hoặc thay đổi trong thói quen ngủ của trẻ sơ sinh. Khi trẻ ốm, có thể có sự thay đổi trong lịch trình ngủ và hoạt động hàng ngày của trẻ, gây ảnh hưởng đến thói quen ngủ. Một số bệnh như viêm họng, cảm lạnh có thể gây khó chịu, khiến trẻ khó ngủ hơn.

Trải qua cơn ốm cơ thể bé trở nên nhạy cảm hơn

Trải qua cơn ốm cơ thể bé trở nên nhạy cảm hơn

Bé bị còi xương 

Còi xương và thiếu hụt các vi chất cần thiết như canxi, magie, kẽm và sắt có thể gây ra nhiều vấn đề trong sức khỏe của trẻ, bao gồm cả rối loạn giấc ngủ.

  • Thiếu hụt canxi gây ra còi xương, khiến xương yếu và dễ gãy. Từ đó gây ra sự không thoải mái khi trẻ nằm xuống để ngủ và gây khó chịu.
  • Magie và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động của cơ thể. Thiếu hụt các vi chất này có thể gây ra mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến quá trình ngủ của trẻ.
  • Thiếu hụt sắt có thể dẫn đến hội chứng chân không yên, một tình trạng khiến trẻ cảm thấy buồn ngủ và không thể ngủ sâu do cảm giác khó chịu, buồn rầu trong chân.

Bé bị béo phì 

Béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ, bao gồm cả vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Các vấn đề về đường thở như phình đại của các nhóm cơ ở đường thở, có thể gây khó khăn trong quá trình thở của trẻ khi đang ngủ. Sự khó thở này có thể dẫn đến việc trẻ thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi, gây khó khăn trong việc ngủ sâu giấc.

Bé bị các bệnh khác 

Bên cạnh béo phì, các bệnh lý nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa hay các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh cũng có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ. Việc này có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái và gây ra các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

1.3. Do sinh hoạt 

Ngoài ra thói quen sinh hoạt cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Một số thói quen ảnh hưởng không tốt khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ: 

  • Không cho trẻ nằm sấp vì nằm sấp tăng nguy cơ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh), để an toàn, nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
  • Ngủ ngày thức đêm: Trẻ chưa phân biệt được ban ngày và ban đêm, nhưng việc ngủ nhiều vào ban ngày có thể làm giảm nhu cầu ngủ vào ban đêm.
  • Thói quen bú khuya: Thức dậy nhiều lần để bú có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến giấc ngủ của trẻ không sâu giấc.
  • Môi trường ngủ không tốt: Ánh sáng mạnh, tiếng ồn, nhiệt độ cao, không gian chật hẹp đều có thể làm cho trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ bị đói khi đó trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc và khó ngủ.
  • Nếu thời gian biểu của trẻ bị xáo trộn, trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và khó ngủ.
  • Không ngủ khi có dấu hiệu buồn ngủ: Việc không đưa trẻ ngủ ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ có thể làm cho trẻ quá giấc, mệt mỏi và khó ngủ hơn.
  • Không quen đi ngủ một cách độc lập: Thường xuyên vỗ về, ôm ấp khiến trẻ hình thành thói quen phụ thuộc, khó tự ngủ độc lập khiến cho việc ngủ trở nên khó khăn hơn. 
Do môi trường không phù hợp

Do môi trường không phù hợp

Việc tạo ra môi trường ngủ tốt, thiết lập lịch trình ngủ cố định và thúc đẩy các thói quen ngủ tốt là quan trọng để giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt hơn. Đồng thời, lắng nghe và quan sát các phản ứng của trẻ để điều chỉnh phù hợp thói quen và môi trường ngủ sẽ hỗ trợ tốt hơn cho giấc ngủ của trẻ.

2. Nên làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc

Phải làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ. Vậy nên việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia là cần thiết để cải thiện giấc ngủ của trẻ sơ sinh.Một số cách khắc phục giấc ngủ cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo như:

  • Thiết lập lịch trình ngủ cố định giúp trẻ hình thành thói quen ngủ và biết được khi nào là thời điểm phù hợp để đi ngủ.
  • Tránh việc sử dụng bình sữa hoặc núm vú giả để ru trẻ ngủ, vì những phương pháp này có thể khiến trẻ trở nên phụ thuộc vào việc được đưa vào giấc ngủ.
  • Cho trẻ một con thú nhồi bông hoặc chăn có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
  • Cân nhắc điều chỉnh thời gian ngủ trưa của trẻ hoặc cắt bớt thời gian ngủ nếu cần thiết để giúp trẻ ngủ ngon về đêm.
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái, loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng như ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc nhiệt độ không phù hợp.
  • Massage, hát ru hoặc thực hiện các hoạt động ru trước khi đi ngủ giúp trẻ dễ dàng vào giấc ngủ.
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng (tắm nắng) giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của trẻ.
  • Trước khi ngủ, tránh kích thích trẻ quá mức để giúp trẻ dễ dàng chuyển sang giấc ngủ.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể trẻ bởi việc này cũng giúp trẻ dễ dàng vào giấc ngủ.
Một số cách cải thiện giấc ngủ cho bé hiệu quả

Một số cách cải thiện giấc ngủ cho bé hiệu quả

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần hiểu là mỗi trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau và không có cách nào là hoàn hảo cho mọi trẻ. Việc tìm ra phương pháp phù hợp nhất với con trẻ của bạn thông qua việc quan sát và thử nghiệm sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ. Đồng thời, tạo ra môi trường ngủ tốt và thúc đẩy thói quen ngủ là cách quan trọng để hỗ trợ trẻ có giấc ngủ tốt hơn.

Trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phát hiện sớm và xây dựng được phương pháp khắc phục phù hợp là rất cần thiết. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Hapacol sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn. 

Các bài viết khác

Sốt nhiễm khuẩn gây nguy hiểm như thế nào với trẻ?

Sốt nhiễm khuẩn là hiện tượng do nấm, ký sinh trùng,... gây nên và gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, nếu...

[GIẢI ĐÁP] Mẹ Bị Sốt Có Cho Con Bú Được Không?

Nhiều bà mẹ thường tỏ ra lo lắng khi mắc các bệnh như sốt hoặc khi họ ốm, liệu có thể tiếp...

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt

Sốt là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải ai cũng biết đoán đúng mức độ...

Đau đầu ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đầu ngón tay rất nhạy cảm với các kích thích bởi đây là khu vực chứa nhiều cơ quan cảm giác. Đau...

Cách xử lý trẻ bị sốt nổi nốt đỏ như muỗi đốt

Trẻ bị sốt nổi đỏ như muỗi đốt là tình trạng khiến nhiều cha mẹ không biết con bị bệnh gì và...

Cách xử lý trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân

Trẻ em thường khóc nhiều vào ban đêm, trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân, đặc biệt là trong 4 tháng...